Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD&ĐT Bình Thuận năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Xin mời các em học sinh tham khảo Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD&ĐT Bình Thuận năm học 2016 - 2017 trên VnDoc.com để kiểm tra kiến thức của mình. Chúc các em đạt kết quả cao!

Làm thêm: Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 Sở GD&ĐT Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc kỹ ngữ liệu và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3

    "Nhưng anh không đánh đổi
    nơi mẹ anh cắt rốn cho anh
    không đánh đổi
    quả dưa nương hiền hậu
    lấy trái cây tẩm độc
    không đánh đổi
    khoai lệ phố
    lấy khoai tây đầy dư lượng thuốc rầy

    Sau bao năm chiến tranh
    cha mẹ anh
    về dựng lại ngôi nhà
    vách đất tranh tre
    anh không đánh đổi nhà cha mẹ mình
    lấy những lời hứa hẹn linh tinh

    Và anh không đánh đổi
    biển của Lạc Long Quân
    đất của Âu Cơ
    anh không đánh đổi
    Việt Nam hình chữ S
    lấy bất cứ thứ gì khác
    [...]"

    (Trích Không đánh đổi, Thanh Thảo, Báo Văn nghệ ngày 04/02/2015)

  • Câu 1:
    Ngữ liệu trên thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính?
    Ngữ liệu trên thuộc thể loại thơ. TS có thể trả lời là thơ tự do (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu là biểu cảm (0,5 điểm).
  • Câu 2:
    Nêu ngắn gọn nội dung mà ngữ liệu tập trung thể hiện.
    Nội dung ngữ liệu tập trung thể hiện: Điểm 1,0: Thể hiện thái độ dứt khoát không đánh đổi những gì thân thuộc, quý giá của đời mình (quê hương, nhà cửa của cha mẹ, đất nước) để đổi lấy bất cứ thứ gì khác. Điểm 0,5: Có bám vào nội dung đoạn thơ để nói nhưng diễn đạt còn rối, chưa rõ ý. Điểm 00: Trả lời sai lệch hoàn toàn nội dung đoạn thơ. Lưu ý: GV linh hoạt ở mốc điểm 0,75 và 0,25 nhằm đảm bảo đánh giá đúng năng lực TS.
  • Câu 3:
    Xác định một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều lần trong ngữ liệu và chỉ ra tác dụng.
    Xác định biện pháp nghệ thuật: 0,5 điểm; chỉ ra tác dụng: 0,5 điểm Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất là: phép điệp (lặp) "không đánh đổi". Tác dụng: Tạo âm hưởng, tiết tấu dồn dập, dứt khoát, rắn rỏi (0,25 điểm); Làm nổi bật tinh thần dân tộc của tác giả hoặc TS có thể trả lời khác đi, nhưng miễn không trượt ra ngoài ý "tinh thần dân tộc" của tác giả là chấp nhận (0,25 điểm).
  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1:
    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1⁄2 trang giấy làm bài) trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội trong phần ngữ liệu Đọc hiểumà anh, chị thấy tâm đắc.
    1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn (0,25 điểm) Điểm 0,25: Đoạn văn có thể triển khai một cách linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo cấu trúc đoạn, vận dụng tốt thao tác lập luận. Diễn đạt, kết cấu, ý tứ phải rõ ràng, mạch lạc – lô-gích. Điểm 00: Chưa đáp ứng được yêu cầu trên. 2. Biết xác định vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) Điểm 0,25: Biết xác định một vấn đề xã hội trong ngữ liệu Đọc hiểu. Điểm 00: Chưa xác định được vấn đề. 3. Nội dung (1,0 điểm). Chỉ yêu cầu TS chọn một vấn đề xã hội trong ngữ liệu mà mình tâm đắc để viết đoạn văn. Ví dụ: vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề di sản của mẹ cha, vấn đề chủ quyền đất nước...Cho nên nội dung đoạn văn cần toát lên: Sự nhận thức chính xác, sâu sắc về vấn đề mình tâm đắc; TS biết liên hệ đến trách nhiệm của bản thân, biết rút ra bài học đúng đắn. 4. Sự sáng tạo (0,25 điểm) Điểm 0,25: Có cách viết sáng tạo, có ý hay, có chính kiến riêng. Điểm 00: Chưa đáp ứng được yêu cầu trên. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) Điểm 0,25: Ít mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp. Điểm 00: Còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường. Lưu ý: GV cân nhắc cho điểm "sáng tạo" cho linh hoạt. Tránh cho điểm chung chung và cũng tránh yêu cầu quá cao về sự sáng tạo trong viết đoạn văn.
  • Câu 2:

    Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.

    (Theo sách Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016)

    1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm) Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề. Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Có dấu hiệu bố cục 3 phần nhưng cách trình bày chưa thật rõ ràng. Điểm 00: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) Điểm 0,5: Phân tích được diễn biến tâm lí và hành động của Mị từ khi thấy A Phủ bị trói đến khi chạy theo A Phủ. Điểm 0,25: Không đi sâu vào trọng tâm, phân tích chung chung về nhân vật. Điểm 00: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 3. Triển khai thành các luận điểm (3,0 điểm) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải thao tác chính là thao tác phân tích). Biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng sát hợp. Nội dung cơ bản phải đảm bảo các ý sau: a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm– hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm). b. Trình bày sơ lược về nhân vật về nhân vật Mị (0,25 điểm) c. Phân tích diễn biến tâm lí, hành động (1,75 điểm) c.1. Khi thấy A Phủ bị trói, mắt trừng trừng, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay: chứng tỏ Mị khô cạn cảm xúc (0,25 điểm). c.2. Khi thấy nước mắt A Phủ, Mị xúc động mãnh liệt và nhận thức được nhiều điều sâu sắc: nhớ cảnh ngộ đời mình, đồng cảm, thương người, căm thù sự độc ác của bọn cường quyền... (0,75 điểm). c.3. Mị đã cắt dây trói, giải phóng cho A Phủ và tự giải phóng cho chính mình: Mị có khát vọng được sống – được tự do hết sức mãnh liệt, có một sức sống tiềm tàng, có một "sức bật" (khả năng đấu tranh, phản kháng) hết sức kì diệu (0,75 điểm). d. Đánh giá, khái quát (0,5 điểm) Miêu tả tâm lí và hành động nhân vật chân thực, tinh tế; lời kể xúc động, mượt mà (0,25 điểm). Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (0,25 điểm) 4. Sáng tạo (0,5 điểm) Điểm 0,5: Bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề có chính kiến riêng một cách hợp lý và biết liên hệ so sánh để làm nổi bật yêu cầu của đề. Điểm 0,25: Đáp ứng được nửa yêu cầu trên. Điểm 00: Chưa đáp ứng được các yêu cầu. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Điểm 0,5: Ít mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp. Điểm 0,25: Còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường. Điểm 00: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt còn rối, đôi câu tối nghĩa. Lưu ý chung: Phần Đọc hiểu: Chỉ yêu cầu dừng lại ở mức độ tư duy nhận biết, thông hiểu nhằm tạo điều kiện cho TS có năng lực học tập trung bình hoặc trung bình yếu có thể làm bài. Nên Gv không được yêu cầu cao hơn. Phần làm văn: Gv phải chú ý đến những bài diễn đạt trôi chảy, văn có hình ảnh, có cảm xúc, tỏ ra có năng khiếu, xem mối tương quan giữa các nội dung trình bày, nếu nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu ở từng mốc điểm so với đáp án, GV cần xem xét để cho con điểm hợp lý.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 140
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 12

Xem thêm