Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)

Đề thi thử đại học môn Ngữ văn

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài ôn thi với Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2) sau đây để tổng hợp và kiểm tra kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt thành tích cao nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

    Trái tim hoàn hảo

    Tác giả: Khuyết Danh

    Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

    - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

    - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

    Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...

  • Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
    Phương thức tự sự
  • Câu 2.
    Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”
    Gieo nhân nào gặt quả ấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương
  • Câu 3.
    Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.”
    Trao yêu thương là hạnh phúc
  • Câu 4.
    Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
    Học sinh có thể chọn 1 thông điệp phù hợp (VD: Thông điệp về cho - nhận, thông điệp về đức hi sinh...) và lý giải vì sao đó là thông điệp ý nghĩa
  • II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu: “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”

    Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,5) Giới thiệu truyện ngắn và thông điệp ý nghĩa (0,5) Bày tỏ suy nghĩ về thông điệp chân thành có sức thuyết phục (1,0)
  • Câu 2 (5,0 điểm)

    Nhận xét về đoạn trích Đất Nước có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều bình diện và làm nổi bật tư tưởng: "Đất Nước của Nhân dân".

    Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    ...................................................

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

    (Trích trường ca Mặt đường khát vọng, SGK lớp 12, tập một, NXBGD 2015)

    1. Giới thiệu Tg, tp... Đoạn trích "Đất nước" là phần đầu chương 5 của bản trường ca này. Đoạn trích thể hiện sâu sắc tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân". 2. Phân tích a. Tư tưởng "đất nước của nhân dân" thể hiện ở hình thức nghệ thuật. Nhà thơ trước hết đã lựa chọn thể loại trường ca - một thể thơ có dung lượng lớn, qui mô đồ sộ để khắc họa tầm vóc kì vĩ của đất nước trong những thời khắc thiêng liêng nhất của lịch sử. Tác giả cũng lựa chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình đằm thắm của một người con trai với một người con gái... Trong đoạn trích chất liệu văn hóa, văn học dân gian đã trở thành chất liệu cơ bản để xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng b. Tư tưởng "đất nước của nhân dân" thể hiện ở nội dung Khái niệm đất nước thường được hiểu trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa trong mối quan hệ với con người. Mang tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" NKĐ đã khẳng định rõ trong đoạn trích này: địa lí là hóa thân cuộc đời nhân dân, lịch sử do nhân dân tạo thành và văn hóa cũng do nhân dân xây dựng trong quá trình sinh sống. Địa lí của nhân dân: NKĐ đã gợi niềm tự hào về địa lí quê hương bằng cách gợi ra những danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước. Mỗi địa danh ấy đều gắn với một truyền thuyết, một huyền thoại do nhân dân lao động sáng tạo ra để giải thích nguồn gốc sự hình thành của nó... Lịch sử của nhân dân: Lịch sử của dân tộc là lịch sử của 2 công cuộc: lao động dựng xây và chiến đấu giữ gìn, cả 2 công cuộc đó đều do nhân dân làm nên.... Văn hóa của nhân dân: Nhà thơ đã gợi ra một cuộc chạy tiếp sức, không ngừng nghỉ của mọi thế hệ nhân dân để nuôi dưỡng, bồi đắp, lưu truyền dòng chảy văn hóa để kết nối các thế hệ. "Hạt lúa", "ngọn lửa" là biểu tượng văn hóa vật chất của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam; "giọng nói", "tên xã, tên làng" là biểu tượng thiêng liêng của văn hóa tinh thần... 3. Bình luận, đánh giá. Quan niệm về đất nước đã xuất hiện nhiều trong văn học: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Việt Nam quốc sử diễn ca...song trong các tác phẩm ấy, chủ thể sở hữu đất nước không phải là nhân dân; là Vua trong Nam quốc sơn hà, là các triều đại trong Bình Ngô đại cáo, là các anh hùng trong Việt Nam quốc sử diễn ca. Phải đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, các nhà thơ khi gắn số phận mình với số phận dân tộc mới nhận ra đất nước là của nhân dân. Đất nước vĩ đại vì có nhân dân vĩ đại 4. Nghệ thuật: Thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện rất linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình đan xen chính luận sâu lắng thiết tha. Vận dụng đa dạng vốn văn hóa dân gian.... Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm có sức khái quát cao.... III. Kết bài: Đánh giá: NT, ND đoạn trích Từ nhận thức đúng đắn này, lớp trí thức trẻ tuổi miền Nam trong những năm đánh Mĩ đã tự nguyện "gắn bó", "san sẻ" và "hóa thân" cho đất nước, nghĩa là xuống đường hòa nhập với cuộc đấu tranh chung của dân tộc.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

    Xem thêm