Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhà văn nào khai sinh ra Xuân Tóc Đỏ, Tám Bính, Chí Phèo?

Trắc nghiệm Văn học Việt Nam chương trình THPT

Không ít nhân vật quen thuộc trong chương trình Ngữ văn như Chí Phèo, Chị Dậu, Tám Bính,...của các tác giả, nhà thơ nổi tiếng để lại nhiều tác phẩm hay phán ánh chân thực cuộc sống thời đó như Nam Cao, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,... Cùng làm bài trắc nghiệm Nhà văn nào khai sinh ra Xuân Tóc Đỏ, Tám Bính, Chí Phèo? đo độ hiểu biết bản thân cũng như tự bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho bản thân, làm thêm thông tin để có những bài phân tích tác phẩm ý nghĩa và sâu sắc..

Những nhân vật nổi tiếng trong văn học và điện ảnh nằm trong các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám là những tượng đài không thể xóa mờ trong văn học Việt Nam như Chí Phèo với câu nói nổi tiếng Ai cho tao làm người lương thiện, hay Lão Hạc với Cậu Vàng, phản ánh cái đói, cái nghèo khổ bất công của xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp, hay những vần thơ buồn của Ông đồ ngày Tết Vũ Đình Liên cùng những thông tin có thể bạn chưa biết đến bao giờ sẽ giúp các bạn thêm kiến thức xã hội sâu rộng và thêm những ý hay phân tích sâu sắc dành cho các em học sinh THPT chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia quan trọng.

Không chỉ làm bài trắc nghiệm về những nhân vật Văn học Việt Nam, các bạn có thể làm thêm những bài trắc nghiệm hay khác như 100 câu trắc nghiệm Ngữ âm ôn thi THPT Quốc gia 2020 cơ bản - Phần 2, Bạn có nhớ những mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới?

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: Ai là nhà văn hiện thực phê phán hàng đầu của Việt Nam thế kỷ 20, khai sinh nhân vật Xuân Tóc Đỏ?

    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam: Nhà văn nào khai sinh ra Xuân Tóc Đỏ, Tám Bính, Chí Phèo?

    Tạo hình nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong phim "Số đỏ".

  • Câu 2: Bỉ vỏ là tiểu thuyết được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải nhì năm 1937. Đây là sáng tác đầu tay của nhà văn nào?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam có đáp án

    Nguyên Hồng (1918-1982) là nhà văn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, được đánh giá là một trong số đại diện xuất sắc của nền văn học hiện thực tiến bộ trước Cách mạng tháng tám năm 1945.

    Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyên Hồng, sáng tác năm 1937, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp ông. Tiểu thuyết được ví như bức tranh sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội, những kẻ lưu manh trộm cướp và những người bị đẩy vào vòng lưu manh đó.

    Bính là cô gái nghèo, yêu một gã lừa đảo và bị bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến, đứa bé sinh ra phải đem bán vì sợ làng bắt vạ.

    Bính trốn làng quê đi Hải Phòng mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu.

    Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính rồi lôi cô ra Sở cẩm. Cô bị đưa vào nhà "lục xì", sau đó rơi vào nhà chứa. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng.

    Vì quá đau khổ, cô toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, một trùm lưu manh ở Hải Phòng chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng. Sau đó, Năm bị bắt, Bính tuy nghèo túng nhưng buôn bán lương thiện kiếm sống, chờ gã trở về.

    Năm được tha nhưng không nghe lời khuyên của Bính, tiếp tục con đường giang hồ nên cô bị lôi cuốn theo, trở thành một "bỉ vỏ". Từ "bỉ vỏ" là một tiếng lóng giới giang hồ, có nghĩa là người đàn bà ăn cắp.

  • Câu 3: Chị Dậu, đại diện cho người nông dân chịu nhiều áp bức trước Cách mạng tháng tám 1945, là nhân vật của tác phẩm nào?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam có đáp án
    Tiểu thuyết Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (1893-1954), được in trên báo Việt Nữ năm 1937. Tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán, viết về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

    Nhân vật chính trong tiểu thuyết tên thật là Lê Thị Đào, lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ phụ nữ vừa dịu dàng, đảm đang, thương con, thương chồng song cũng cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng.

    Ngô Tất Tố dùng ý nghĩa của đoạn văn cuối trong truyện để đặt tên cho cuốn tiểu thuyết. Tắt đèn biểu tượng cho số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng, bị dồn đến đường cùng trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.

  • Câu 4: Nhà văn nào khai sinh nhân vật Chí Phèo - điển hình của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh trước Cách mạng tháng Tám?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam
    Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Ông tên thật Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Bút danh của ông được ghép từ hai chữ của tên tổng và huyện.
    Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
    Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác.
    Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
    Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành (Hà Nội). Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
    Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
    Với tác phẩm này, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Nhân vật Chí Phèo đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc.
  • Câu 5: Truyện ngắn Đồng hào có ma với nhân vật quan huyện Hinh chuyên ăn hối lộ, ăn bẩn, đục khoét của dân là sáng tác của ai?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam

    Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực tiến bộ những năm đầu thế kỷ 20. Mảng truyện ngắn trào phúng là sở trường trong sự nghiệp sáng tác của ông.

    Là nhà văn am hiểu sâu sắc xã hội phong kiến, Nguyễn Công Hoan đã khắc họa nổi bật tính cách những viên quan lại chuyên ăn hối lộ, đục khoét, ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma (năm 1937).

    Theo nhiều nhà phê bình văn học, nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là nhân vật của sân khấu hài kịch. Để làm nổi bật tính chất hài hước, ông sử dụng triệt để và tài tình biện pháp phóng đại.

    Trong truyện ngắn, diện mạo của huyện Hinh được mô tả bằng đoạn văn:

    Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá như có thằng dân nào vô ý buột mồm nói ra một câu sáo rỗng nhờ bóng quan lớn là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông... Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá đến râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Và trên cái bộ mặt béo đến quái thai ấy là hai hàng lông tơ đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa.

    Nguyễn Công Hoan đã công thức hóa khi khắc họa diện mạo, hình thức của quan lại tham lam, thích ăn bẩn khi đó, là béo đến dị hình dị dạng. Song cái tài của ông chính là ở chỗ kết hợp biện pháp phóng đại với lối so sánh độc đáo tạo nên được những nét rất riêng, gây buồn cười trong từng nhân vật.

  • Câu 6: Trong các nhà thơ lớn của Việt Nam, ai được xem là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam

    Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916, quê làng Trảo Nha (Can Lộc, Hà Tĩnh), nhưng sinh tại huyện Tuy Phước (Bình Định).

    Lớn lên ở Bình Định, sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu đi dạy học. Ông tốt nghiệp cử nhân luật năm 1943 và làm tham tá Thương chánh ở Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) một thời gian trước khi chuyển ra Hà Nội.

    Xuân Diệu tham gia nhóm Tự lực văn đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hai tập Thơ thơ Gửi hương cho gió. Những bài thơ được công chúng yêu thích, tôn xưng ông là "ông hoàng thơ tình" được sáng tác trong giai đoạn 1936-1944, nổi tiếng như: Yêu, Vội vàng, Dại khờ...

    Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
    Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
    Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...
    (trích bài Yêu)

    Người ta khổ vì thương không phải cách,
    Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
    Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi,
    Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

    Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
    Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
    Vì thả lòng không kìm chế dây cương,
    Người ta khổ vì lui không được nữa...
    (trích bài Dại khờ).

    Trong Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá Xuân Diệu là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Xuất hiện trên thi đàn Thơ mới muộn hơn so với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư..., thơ Xuân Diệu nhanh chóng được độc giả, đặc biệt là thanh niên Việt Nam đón nhận.

    Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức. Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.

    Về nghệ thuật, nhà thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp và đã tìm đến những cách diễn đạt mới lạ, đổi mới ngôn ngữ. Nhưng sự cách tân này vẫn có gốc rễ từ trong tâm thức dân tộc và vốn văn hóa của thơ ca truyền thống.

  • Câu 7: Trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam, ai được nhà phê bình văn học Hoài Thanh - Hoài Chân gọi là "con người của hai thế kỷ"?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam

    Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).

    Bút danh Tản Đà của ông là ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà. Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng, tổ tiên xưa có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.

    Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ. 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

    Từ năm 1915 đến 1926, Tản Đà liên tục có những tác phẩm thơ gây được tiếng vang. Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

    Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".

    Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ". Trong bài Thề non nước của Tản Đà có những câu thơ nổi tiếng như:

    Nước non nặng một lời thề
    Nước đi đi mãi không về cùng non
    Nhớ lời nguyện nước thề non
    Nước đi chưa lại non còn đứng không
    Non cao những ngóng cùng trông
    Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
    Xương mai một nắm hao gầy
    Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

  • Câu 8: Nhà thơ nào khởi xướng ra trường thơ loạn, thường được gọi nôm na là "thơ điên" trước năm 1945?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam

    Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1912 ở Đồng Hới (Quảng Bình), lớn lên ở Quy Nhơn (Bình Định) trong một gia đình theo đạo Công giáo.

    Năm 1936, Bình Định xuất hiện một nhóm thơ được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" hay còn gọi là nhóm thơ Bình Định. Gần mười năm tồn tại 1936-1945, nhóm chỉ có bốn thành viên là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan và Chế Lan Viên.

    Khoảng thời gian đó, Hàn Mặc Tử biết Yến Lan vừa hoàn thành một tập thơ viết về đề tài chiến tranh, nhan đề Giếng loạn. Tập thơ đã gợi cho Hàn Mặc Tử cái tên của trường phái mà ông định thành lập.

    Sau đó, Hàn Mặc Tử lại được Chế Lan Viên tặng tập Điêu tàn (1937). Hàn Mặc Tử nhận thấy trong nhóm thơ tính khuynh hướng thể hiện rất rõ trong sáng tác của từng người nên ông đề xướng việc thành lập "trường thơ loạn".

    Hàn Mặc Tử nói: "Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để dựng một trường thơ, trường thơ điên loạn. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của trường thơ loạn".

    Trong bài tựa tập thơ Điêu tàn do chính tác giả Chế Lan Viên viết, có đoạn:

    Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.

    Thơ của các thi sĩ "trường thơ loạn" tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt, tinh tủy. Tất cả say sưa bước chân vào thế giới rùng rợn đó.

    Riêng Hàn Mặc Tử năm 1938 cũng có tập Thơ điên, gồm ba phần Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng hồn điên.

  • Câu 9: Bài thơ Ông đồ với những câu sau là sáng tác của ai?
    Trắc nghiệm Văn học Việt NamMỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua

    Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà thơ, nhà giáo quê Hải Dương, sinh tại Hà Nội. Bài thơ Ông đồ sáng tác năm 1936 của Vũ Đình Liên được giới phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới.

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực Tàu, giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    "Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng bay".

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu...

    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay.

    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?

    Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành di tích của một thời tàn, Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Nhà thơ đã tái hiện hình ảnh ông đồ với vẻ đáng thương khiến người đọc cảm thương, xót xa.

    Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh gọi Ông đồ là kiệt tác. "Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời văn tàn".

    Theo Hoài Thanh, theo nghề văn mà làm được một bài thơ như vậy là cũng đủ, đủ để lưu danh, đủ với người đời.

  • Câu 5: Những câu thơ sau là sáng tác của ai?
    Trắc nghiệm Văn học Việt Nam
    Đã thấy xuân về với gió đông.
    Với trên màu má gái chưa chồng
    Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
    Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Nguyễn Bính (1918-1966) là nhà thơ lãng mạn của Việt Nam, nổi tiếng với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Ông có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng như: Những bóng người trên sân ga (1937), Cô hái mơ (1939), Chân quê (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941).

    Bài thơ Xuân về in trong tập Tâm hồn tôi (1940), được Hoài Thanh chọn lọc trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Theo Hoài Thanh, khi Nguyễn Bính tả cảnh xuân trong bài thơ này thì "ta thấy người không còn gì quê mùa nữa".

    Xuân về được xem là một bài thơ xuân đẹp, với nhiều nét vẽ tươi xinh về mùa xuân. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với "yếm đỏ khăn thâm" và cả bà cụ đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô.

    Đã thấy xuân về với gió đông.
    Với trên màu má gái chưa chồng
    Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
    Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
    Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
    Lá nõn nhành non ai tráng bạc
    Gió về từng trận gió bay đi

    Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
    Lúa thì con gái mượt như nhung
    Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
    Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

    Trên đường cát mịn một đôi cô
    Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
    Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
    Lần lần tràng hạt niệm nam vô.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

    Xem thêm