Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào?

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp

Câu hỏi: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi

A. Đã dập tắt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

B. Đã hoàn thiện bộ máy thống trị ở Đông Dương.

C. Đã đặt nền bảo hộ lên toàn bộ nước ta.

D. Đã cơ bản bình định được Việt Nam về quân sự.

Trả lời:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam về quân sự.

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được tiến hành từ năm 1897 và kết thúc năm 1914. Nó được bắt đầu khi tình hình trong nước ta đã tạm ổn, các phong trào chống Pháp dần dần lắng xuống, nhất là sự thất bại của phong trào Cần Vương. Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp lao vào vòng chiến nên không còn tập trung khai thác thuộc địa nữa, chỉ đề ra những chính sách phục vụ thời chiến mà thôi. Pháp tăng cường bóc lột nhân lực, vật lực của nhân dân ta.

Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897- 1914)

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khiến cho nhu cầu về thị trường ngày càng lớn, các nước tư bản ráo riết thâu tóm càng nhiều thuộc địa càng tốt, những công cuộc khai thác thuộc địa liên tục được tiến hành, có quy mô và kế hoạch rõ ràng, chi tiết, nhằm vắt kiệt tài nguyên của các nước thuộc địa đem về cho chính quốc, làm giàu cho chính quốc

Sở dĩ năm 1897 là thời điểm mà thực dân Pháp chọn để bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương là vì cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp mới dập tắt được các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự và đặt xong bộ máy thống trị tại Việt Nam. Thực dân Pháp đã có thời kỳ tạm thời hòa bình sau hàng chục năm chiến tranh, chúng đã yên tâm bước bước vào khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Do đó, sự thất bại của phong trào Cần Vương vào năm 1896 đã đưa phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta đi vào bế tắc, từ đó tạo điều kiện cho Pháp làm chủ Việt Nam, biến Đông Dương nói chung và cả Việt Nam nói riêng thành thuộc địa của mình.

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước

- Sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.

- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã.

=> Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

*Nhận xét

- Chính sách của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

- Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

2. Chính sách kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

- Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

3. Chính sách văn hoá, giáo dục

- Duy trì nền giáo dục phong kiến.

- Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá, đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc ở bậc Trung học.

=> Những chính sách của thực dân Pháp đã tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Địa lý lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 861
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm