Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nai Con Lớp 12Lịch sử 12

Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực hai phe

vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết cho chúng ta thấy được sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực hai phe. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi

Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ đưa ra kế hoạch Macsan để phục hưng châu Âu.

B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối SEV.

D. Mĩ đưa ra học thuyết Truman chống lại Liên Xô và các nước XHCN

Lời giải:

Đáp án đúng là B.

Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai.

1. Sự ra đời của khối NATO

NATO là tên tắt thông dụng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, cũng được dịch là Minh ước Bắc Đại Tây Dương (ti ng Anh: North Atlantic Treaty Organization; ti ng Pháp: l'Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập ngày 4/4/ 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu.

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỉ 20.

Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.

Thành viên sáng lập: Anh, Bồ Đào Nha , Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Iceland, Luxembourg, Na Uy , Pháp, Ý

Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.

Tổ chức cơ cấu:

Hội đồng các chính phủ,ủy ban quân sự, bộ tổng tư lệnh tối cao do người Mỹ đảm nhận. Đội quân thường trực của khối này gồm 50 sư đoàn với 3,6 triệu người. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.

2. Sự ra đời của tổ chức hiệp ước VACSAVA

Khối VASAVA là một liên minh quân sự gồm 8 nước XHCN: Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc, đã ký kết tại VASAVA năm 1955.

Đây là một hiệp ước quân sự do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô VASAVA của Ba Lan. Khối này được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1955 tạiVASAVA

Thành Viên: Liên Xô, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary , Bungary , Ba Lan, Albania, Nam Tư (được mời), Montenegro (được mời)

Cơ cấu tổ chức:

Một bộ chỉ huy lực lượng vũ trang chung, được thành lập lúc đầu do nguên soái Liên Xô C. coonep từ năm 1977 có nguyên soái côlicôp đứng đầu. Cơ quan cao nhất của tổ chức là Hội nghị chính trị hiệp thương, mà tham gia nhất thiết là lãnh tụ cao nhất của Đảng và Nhà Nước. Ngoài ra còn ủy ban các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, ban thư ký liên hiệp.

Mục đích:

Giữ vững an ninh cho các nước hội viên duy trì hòa bình Châu Âu, tăng cường đoàn kết giữa các nước hội viên của tổ chức này.Trong suốt thời kỳ tồn tại của mình (1955-1991) tổ chức đã hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò to lớn đối với khu vực Châu Âu và Thế Giới. Tổ chức VACSAVA đảm bảo hòa bình và an ninh cho các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu. Chống âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế. Nhiều sáng kiến của tổ chức này đưa ra nhằm làm dịu đi nguy cơ chiến tranh. Các nước này đã đóng vai trò quan trọng góp phần chặn đứng các hoạt động thù địch của bọn phản cách mạng ở Hunggari 1956 ,Tiệp Khắc 1968...Tổ chức này đã thúc đẩy trang bị hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của các thành viên dẫn đến sự cân bằng sức mạnh quân sự vào những năm 70.

3. Một số sự kiện giữa khối NATO và khối hiệp ước Vacsava

  • Từ ngày 9 đến 10-12-1976: NATO bác bỏ những đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va về việc từ bỏ sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân và hạn chế thành viên. Trong 20 năm đầu, NATO đã chi hơn ba tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho lực lượng của tổ chức này, gồm các căn cứ quân sự, sân bay, đường ống dẫn dầu, mạng lưới thông tin và kho tàng. Mỹ đóng góp khoảng một phần ba số tiền này.
  • Ngày 19-12-1990:Sau khicuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra một tuyên bố chung không xâm lược lẫn nhau. Tám tháng sau, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chính thức giải thể.
  • Ngày 16-12-1995: NATO phát động chiến dịch quân sự lớn nhất cho đến nay nhằm ủng hộ hiệp định hòa bình Bô-xni-a.
  • Ngày 24-3-1999: NATO bắt đầu các cuộc không kích chống Nam Tư ở Cô-xô-vô, lần đầu liên minh quân sự này dùng lực lượng tiến công một nước có chủ quyền mà không được Liên hợp quốc thông qua.
  • Ngày 12-9-2001: Lần đầu NATO viện dẫn Ðiều 5, sau cuộc tiến công khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 9-11-2001, triển khai Hệ thống kiểm soát và cảnh báo phòng không ở Mỹ.
  • Ngày 11-8-2003: NATO đảm nhiệm lực lượng gìn giữ hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan đặt tại Ca-bun. Ðây là lần đầu NATO triển khai lực lượng của mình “ngoài khu vực”.
  • Ngày 31-6-2006: Lực lượng NATO đảm nhiệm an ninh từ liên minh do Mỹ đứng đầu ở miền Nam Áp-ga-ni-xtan, bắt đầu một trong những chiến dịch khó khăn nhất trong lịch sử của khối quân sự này.
  • Từ ngày 2 đến 4-4-2008: NATO tuyên bố các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây) như Gru-di-a và U-crai-na một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO.
  • Năm 2009: Ngày 5-3, NATO đồng ý nối lại các mối quan hệ cấp cao với Nga, bị cắt đứt vào cuối năm 2008, sau khi Mát-xcơ-va xâm nhập Gru-di-a một thời gian ngắn; Ngày 11-3, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di cho biết, Pa-ri sẽ tham gia trở lại cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO; Ngày 3 và 4-4, NATO kỷ niệm 60 năm ngày thành lập do Pháp và Ðức tổ chức. Crô-a-ti-a và An-ba-ni gia nhập NATO; Ngày 1-8, cựu Thủ tướng Ðan Mạch An-đơ-xơ Pho-gơ Ra-xmút-xen nhậm chức Tổng Thư ký NATO thứ 12; Ngày 18-9, NATO đề nghị một thời kỳ hợp tác mới với Mỹ và Nga, kêu gọi cùng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, sau khi Oa-sinh-tơn hủy bỏ hệ thống chống tên lửa trong kế hoạch; Ngày 4-12, NATO đề xuất kế hoạch thành viên chính thức đối với Mông-tê-nê-grô nhưng vẫn giữ lời mời Bô-xni-a gia nhập tổ chức này.
  • Năm 2010: Ngày 6-4, Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích hủy bỏ việc xem xét nước này gia nhập NATO; Ngày 23-7, Nga cho biết, nước này sẵn sàng thiết lập lại hợp tác quân sự với NATO, sau gần hai năm, các mối quan hệ này bị ngưng trệ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột vũ trang ở Gru-di-a; Ngày 1-10, Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen tuyên bố cánh cửa thành viên NATO vẫn mở đối với Gru-di-a, bất chấp những nỗ lực của Tbi-li-xi cải thiện các mối quan hệ với Mát-xcơ-va; Ngày 7-10, NATO thông báo kế hoạch chi tiêu 930 triệu ơ-rô (1,3 tỷ USD) trong năm 2011-2012 cho các dự án bao gồm an ninh mạng và công nghệ phòng thủ tên lửa...; Ngày 29-10, NATO cho biết, sẽ giảm quân đội của tổ chức này ở Cô-xô-vô từ mười nghìn xuống còn năm nghìn người trong những tháng tới do an ninh ở đây đã được cải thiện; Ngày 3-11, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Ð.Mét-vê-đép và Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen, Nga cam kết sẽ tăng cường hợp tác với NATO tại Áp-ga-ni-xtan và xem xét hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa chung.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là gì. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn lớp 12, Địa lý lớp 12...

Lịch sử 12

Xem thêm