Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7: Con người với thiên nhiên
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7: Con người với thiên nhiên bao gồm các phần Đọc hiểu trả lời câu hỏi, Chính tả, Luyện từ và câu có đáp án đầy đủ chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7
Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
A. Vì A-ri-ôn bực tức với đám thủy thủ.
B. Vì A-ri-ôn liều chết đánh nhau với bọn thủy thủ, một mình không cự lại được chúng đành nhảy xuống biển.
C. Vì bọn thủy thú trên tàu nổi máu tham cướp hết tặng vật quý giá mà ông đã được cuộc thi ca hát tặng thưởng, hơn thể nữa chúng đòi giết ông.
Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
A. Khi người nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, tiếng hát đã Làm lay động lòng người nên đám thủy thủ đã không giết ông.
B. Khi người nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời thì một điều kì lạ đã xảy ra: Có một chiếc tàu khác đã đến đánh lại bọn thủy thủ, đưa ông về đất liền.
C. Khi người nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời thì một điều kì lạ đã xảy ra: Có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ. Khi nghệ sĩ nhảy xuống biến thì đàn cá heo đã cứu ông, đưa ông về đất liền một cách an toàn.
Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
A. Qua câu chuyện, em thấy cá heo rất đáng yêu, đáng quý.
B. Em thấy cá heo cũng biết thưởng thức âm nhạc như con người, cũng có tình cảm như con người.
C. Qua câu chuyện, em thấy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông vào đất liền an toàn. Cá heo thật sự là bạn tốt của con người.
D. Tất cả những ý trên
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đoàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
A. Hoàn toàn đối lập nhau.
B. Đám thủy thủ là những kẻ nhẫn tâm, tham lam độc ác, không có tính người
C. Đàn cá heo tuy là loài vật nhưng lại có tình cảm như con người, biết giúp người trong cơn hoạn nạn, cách đối xử ấy rất có tính người.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Từ "đầu" trong câu "nước suối đầu nguồn rất trong" mang nghĩa:
A. mang nghĩa chuyển
B. mang nghĩa gốc
C. mang cả nghĩa chuyển và nghĩa gốc
Câu 6: Chọn đáp án đúng về nét nghĩa chung của từ "chạy" có trong tất cả các câu :
- Bé chạy lon ton trên sân
- Tàu chạy băng băng trên đường ray
- Dân làng khẩn trương chạy lũ
A. sự di chuyển
B. sự vận động nhanh
C. di chuyển bằng chân
Câu 7: Chọn đáp án đúng trước câu có từ "ăn" được dùng với nghĩa gốc?
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân
B. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than
C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ
D. Do không học bài cũ nên Mai ăn ngay một điểm 0 vào sổ đầu bài
Câu 8: Tìm những chi tiết trong bài thơ gợi tả hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch?
A. cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông
B. những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
C. những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Chi tiết nào không đúng khi nói về hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
A. có tiếng đàn Ba-la-lai-ca của cô gái Nga
B. có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng
C. có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: công trường say ngủ, tháp khoan bận ngẫm nghĩ...
D. có tiếng trò chuyện của những công nhân ở công trường giữa đêm
Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
A. cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn
B. đừng có mà suốt ngày chỉ biết "há miệng chờ sung" như thế
C. đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
D. miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?
A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay
B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất
C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.
Câu 12: tiếng nào dưới đây ghép với từ "đánh" được từ mang nghĩa gốc?
A. trống
B. đàn
C. cờ
D. nhau
Đáp án Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tuần 7
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | C | D | D | A | B | C | D | D | D | C | D |
Ngoài ra, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Tiếng Việt lớp 5. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.