Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 2

Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11

Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 2 do VnDoc sưu tầm và đăng tải, tài liệu hỗ trợ quá trình củng cố nội dung bài học, làm quen với nhiều dạng bài tập trắc nghiệm môn Vật lý khác nhau.

Bài tập Vật lý 11 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Câu 1. Trong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl

II. Sứ

III. Nước nguyên chất

IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

A. I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III.

Câu 2. Trong các cách nhiễm điện: I. Do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

A. I

B.II

C. III

D. Cả 3 cách

Câu 3. Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa.

Những chất điện môi là:

A.I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III

Câu 4. Trong các chất nhiễm điện:

I. Do cọ sát

II. Do tiếp xúc

III. Do hưởng ứng.

Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

A. I và II

B. III và II

C. I và III

D. chỉ có III

Câu 5. Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Câu 6. Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A màn điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

A. I và III

B. III và IV

C. II và IV

D. I và IV

Câu 7. Tìm kết luận không đúng

A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn

B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn

C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm

D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương

Câu 8. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là

\left|\frac{q_1+\ q_2}{2}\right|\(\left|\frac{q_1+\ q_2}{2}\right|\)

D. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có độ lớn là

\left|\frac{q_1+\ q_2}{2}\right|\(\left|\frac{q_1+\ q_2}{2}\right|\)

Câu 9. Ba quả cầu bằng kim loại A,B,C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.

B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

D. Không có phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 11

Câu123456789
Đáp ánCCAACDBCC
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật Lý 11

    Xem thêm