Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 7 học kì 2

Giáo án Lịch sử lớp 7 học kì II

Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 7 học kì 2 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, sẽ giúp cho quý thầy cô giáo tham khảo thêm những bài soạn hay mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đây là mẫu giáo án điện tử lớp 7 đầy đủ nhất, hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô soạn bài nhanh chóng và thuận tiện.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 7. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Ngày soạn:

Tiết: 40

Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)

III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG

(CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

- Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

- Nhận xét các sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu

3. Thái độ,

- Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động.

- Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK và tài liệu tham khảo

III. Phương pháp

- Nêu vấn đề, phát vấn….

IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày quá trình giải phóng Nghệ An - Tân Bình - Thuận Hóa.

Đáp án: - 12- 10- 1424 nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân- Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.

- Tập kích đánh giặc ở Khả lưu, Bồ ải, vây thành Nghệ an, tiến đánh Diễn Châu, Thanh Hoá.

- Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An giải phóng Tân Bình,Thuận Hoá.

3. Bài mới

- Với kế hoạch chuyển quân của Nguyễn Chích nghĩa quân Lam Sơn đã nhanh chóng giành thắng lợi, mở rộng địa bàn hoạt động , giải phóng đất đai , đẩy giặc vào khó khăn lúng túng, giữ thành, bí mật xin viện binh, trên đà thắng lợi quân ta tiếp tục đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến toàn thắng. Để hiểu rõ hơn diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu trận Tốt Động, Chúc Động cuối năm 1426

? Cuối năm 1426 quân Minh có âm mưu gì?

? Nhà Minh cho quân kéo vào Đông quan nhằm mục đích gì?(Tăng viện binh, giành thế chủ động, tiến quân vào Thanh Hóa đánh bộ chỉ huy của ta)

? Để giành thế chủ động Vương thông đã có quyết định ntn?

GV gt trên LĐ: Quân địch tập trung lực lượng ở Cổ sở (Hồi Đức - Hà Tây) chia 2 cánh đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Tây), 1 cánh quân nhỏ đi vòng phía sau theo đường số 6 tiến vào Cao bộ.

? Trước tình hình đó ta có chủ trương ntn ?

GV gt trên LĐ: Từ Cổ sở về Cao bộ phải qua Tốt Động- Chúc Động, Nắm được KH của Đ ta bố trí trận địa mai phục ở Chúc Động - Tốt Động; Tốt Động -  vùng đồng chiêm trũng, lầy lội. Giữa đồng có những gò đất cao, Chúc Động địa hình nhỏ hẹp, ruộng thấp xen kẽ có ngọn núi không cao lắm, cây cối rậm rạp, cả 2 địa hình đều thuận lợi cho quân mai phục.

? Trình bày trận chiến diễn ra ở Tốt Động- Chúc Động (Sách SD kênh hình /80)

? Nhận xét cách đánh của ta trong trận Chúc Động- Tốt Động ?(Mai phục- tấn công bất ngờ)

? Kết quả trận Tốt Động- Chúc Động ntn?

GV sử dụng câu thơ “ Ninh Kiều. . . ”

? Trận Tốt Động- Chúc Động có ý nghĩa như thế nào? (Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, ý đồ phản công của địch bị thất bại)

Sử dụng LĐ: KN Lam sơn

Hoạt động 2: Tìm hiểu trận Chi Lăng, Xương Giang (10/1427)

?Sau thất bại ở Tốt Động - Chúc Động, quân Minh đã có kế hoạch gì?

? Viện binh của địch tiến vào nước ta theo các đường nào?

- HS xác định hướng tiến của địch trên LĐ.

(Đạo 1: Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân từ Quảng Tây: (TQ) kéo vào Lạng sơn. Đạo 2 do Mộc Thạnh chỉ huy 5 vạn quân từ Vân Nam (TQ) kéo vào Hà Giang.

? Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?

? Vì sao ta lại tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng trước? (Vì ta diệt được quân Liễu Thăng sẽ buộc Vương Thông đầu hàng)

Sử dụng LĐ: Trận Chi Lăng- Xương Giang.

? Quân ta quyết định tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng ở đâu ? (Chi Lăng)

? Để tiêu diệt quân địch ở Chi Lăng quân ta đã làm gì?

GV gt trên LĐ: Ta cho quân đặt phục binh ở Chi Lăng: Chi Lăng là 1 ải hiểm trở nhất trên đường từ Pha Luỹ đến Đông quan, ải là thung lũng nhỏ dài 4Km, rộng khoảng 1Km, phía tây là vách núi dựng đứng, phía đông l đồi núi trùng điệp, 2 đầu nam - bắc thắt lại gần như khép kín, Giữa lòng ải có núi Mã Yên.

? Trận chiến đã diễn ra ở Ải Chi lăng ntn?

GV gt trên LĐ: Khi quân Liễu Thăng tiến vào nước ta, tướng Trần Lựu được lệnh vừa đánh vừa lui qua Pha Luỹ, Khâu Ơn, Ải Lưu nhử địch vào trận địa phục kích ở Chi Lăng. Thời cơ đến kị binh, bộ binh do Lê Sát, Lưu Nhân Chú chỉ huy đổ ra đánh quyết liệt.

? Kết quả trận Chi Lăng ntn?

? Trận Chi Lăng thắng lợi có ý nghĩa ntn?

(Làm cho tinh thần địch hoang mang)

GV: Sau trận Chi Lăng, Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang.

? Quân địch trên đường tiến xuống Xương giang đã bị ta phục kích ở đâu? Kết quả ra sao?

? Khi tiến đến Xương giang quân địch lâm vào thế ntn?

Dựa vào lược đồ trình b diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang?

GV: Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh.

Thảo luận : Nêu cách đánh của quân ta trong các trận Chi Lăng- Xương Giang và đạo quân Mộc thạnh? (Trận Chi Lăng: Mai phục, bất ngờ tấn công, Trận Xương giang: Tổng tiến công; Đạo quân Mộc Thạnh : uy hiếp tinh thần địch )

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

? Do đâu cuộc khởi nghĩa Lam sơn giành được thắng lợi?

? Em hãy lấy 1 số VD chứng tỏ nghĩa quân được ND ủng hộ?

? Sự lãnh đạo tà tình của ban chỉ huy được thể hiện ở điểm nào? (Cách đánh, cách bố trí trận địa)

? Khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa gì?

III. Khởi nghĩa Lam sơn tồn thắng

(Cuối năm 1426- cuối năm 1427)

1. Trận Tốt Động - Chúc Động

(cuối năm 1426)

Âm mưu của địch:

- 10/1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn quân kéo vào Đông Quan.

Chủ trương của ta:

- Ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động.

Diễn biến:

- 11/1426, quân Minh tiến về Cao Bộ, lọt vào trận địa phục kích của ta.

- Quân ta từ mọi phía tấn công địch.

Kết quả:

- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.

2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10/1427)

Âm mưu của địch:

- 10/1427:15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

Chủ trương của ta:

- Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước.

Diễn biến:

* Trận Chi Lăng:

+ 8/10/1427 Liễu Thăng kéo quân vào nước ta đã bị phục kích.

+ Kết quả: Ta diệt 1 vạn tên địch, Liễu Thăng bị giết ở ải Chi Lăng.

* Trận Xương Giang:

- Trên đường tiến xuống Xương Giang, quân Minh bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát bị diệt 3 vạn tên.

- Khi đến Xương giang địch co cụm lại ở giữa đồng Xương Giang, ta phản công tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống số còn lại.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội rút quân về nước.

- 10/12/1427, Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

4. Củng cố

- Dựa vào lược đồ trình bày trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà, chuẩn bị cho bài sau

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa .

- Tìm hiểu bài 20.

V. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

---------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài tài liệu Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 7 học kì 2, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.257
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm