Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào?

VnDoc sẽ tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt lớp 3 quan trọng về từ chỉ đặc điểm và cấu trúc câu Ai thế nào? cực kì nhanh chóng, dễ hiểu, nhớ lâu trong bài viết dưới đây. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới gần, mời các phụ huynh và học sinh tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt 3 quan trọng về từ chỉ đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?”.

1. Từ chỉ đặc điểm

1.1. Từ chỉ đặc điểm là gì?

  • Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )
  • Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…
  • Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.
  • Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

1.2. Phân loại Từ chỉ đặc điểm

Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ:

  • Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…
  • Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…
  • Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…
  • Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

1.3. Các dạng bài tập Từ chỉ đặc điểm

Dạng Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Định Hải

Các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ là: Xanhxanh (dòng 2 ), xanh mát (dòng 4 ), Xanh ngắt (dòng 6)

Dạng Bài tập 2: Các sự vật được so sánh với nhau dựa trên những đặc điểm nào?

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Hướng dẫn

  • Bước 1: Xác nhận vế so sánh
  • Bước 2: Tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng giữa hai vế so sánh
Vế 1

(Sự vật được so sánh )

Phương diện so sánh

(Có thể không có)

Từ so sánhVế 2

(Sự vật dùng để so sánh)

TIẾNG SUỐITRONGNHƯTIẾNG HÁT XA

2. Câu “Ai thế nào?”

a. Định nghĩa:

Chức năng giao tiếp: Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, hoặc trạng thái của người, vật.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?”

  • Chỉ người, vật.
  • Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”

  • Là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái trả lời cho câu hỏi Thế nào?

Ví dụ: Những con kiến đỏ rừng rực

  • Ai?: Những con kiến
  • Thế nào?: Đỏ rừng rực

b. Bài tập: Tìm bộ phận của câu.

  • Trả lời câu hỏi “Ai ( Con gì, cái gì?)
  • Trả lời câu hỏi “Thế nào?”

Hướng dẫn

Bước 1: Xác định hai vế câu.

Anh Kim Đồng / rất nhanh trí và dũng cảm.

Ai (Con gì, cái gì)? Thế nào?

Bước 2: Đặt câu hỏi “ Ai (Con gì, cái gì)?” dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Ai rất nhanh trí và dũng cảm? – Trả lời: Anh Kim Đồng

Bước 3: Đặt câu hỏi “Thế nào?” Dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Anh Kim Đồng như thế nào? – Trả lời: Rất nhanh trí và dũng cảm.

>> Từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ minh họa về từ chỉ đặc điểm

...............................

Trên đây là toàn bộ bài học về đặc điểm và câu “Ai thế nào?” học sinh hãy ôn luyện và làm các bài tập vận dụng tương tự. Kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, vì vậy các em học sinh cần phải nắm chắc và hệ thống được nội dung bài học.

Ngoài bài Từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào? trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 3, đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi giữa kì 2 lớp 3đề thi học kì 2 lớp 3. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Luyện từ và câu lớp 3 Sách mới

    Xem thêm