Các bài tập ôn tập kiểu câu lớp 3
Bài tập về các kiểu câu lớp 3
Các bài tập ôn tập kiểu câu lớp 3 dành cho các bạn tham khảo cũng như tự có thể làm các bài tập từ đơn giản đến khó để tự mình củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng học Tiếng Việt lớp 3. Hi vọng tài liệu nãy sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình học tập, cùng các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
- Phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- Bài ôn tập lớp 3 phần Luyện từ và câu
- 28 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
CÁC KIỂU CÂU LỚP 3
Bài 1: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”
a. Nhận được tin dữ Hai Bà Trưng lập tức kéo về Thành Luy lâu hỏi tội kẻ thù.
b. Mùa thu, bầu trời xanh cao lồng lộng không một hợn mây.
c. Anh sẽ trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau:
Trong kháng chiến họ là những người đã chiến đấu quên mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước sạch bóng quân thù họ lại cùng nhau xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp. Bất kì thời đại nào ta cũng có rất nhiều người như thế.
a. Em đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu trên?
b. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi khi nào?
Bài 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau? Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
a. Ở bên kia sông một nhà máy mới đang được xây dựng.
b. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.
c. Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.
d. Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.
Bải 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
a. Cao Bá Quát nổi tiếng là người đọc nhiều, hiểu rộng, và làm việc rất cần mẫn.
…………………………………………………………………………………….
b. Chú gà trống thổi kèn rất hay.
…………………………………………………………………………………….
c. Những người xem triển lãm mải mê ngắm nhìn bức tranh.
…………………………………………………………………………………….
d. Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.
…………………………………………………………………………………….
e. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
…………………………………………………………………………………….
Bài 5: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?”. Đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được.
a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
…………………………………………………………………………………….
b. Vì nhớ ơn Chử Đồng Tử, nhân dân lập đền thờ ông và mỗi dịp mùa xuân lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
…………………………………………………………………………………….
c. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời vì đó là những việc làm tôi đã nói trong bài văn.
…………………………………………………………………………………….
d. Bởi vì không nghe lời bố, ngựa con đã thua cuộc.
…………………………………………………………………………………….
(Lưu ý: bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Có thể bắt đầu bằng từ: vì, bời, bởi vì, do, tại, tại vì…)
Bài 6: Tìm bộ phận VÀ đặt câu hỏi trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
a. Người tứ xứ đổ về như nước chảy để xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
…………………………………………………………………………………….
b. Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lấy lại sức để sáng mai vượt sóng.
…………………………………………………………………………………….
c. Sáng hôm ấy để kịp đi xem hội, Sẻ Non đã dậy rất sớm.
…………………………………………………………………………………….
Bài 7: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Bằng gì?”
a. Mái nhà của chim được lợp bằng lá biếc, mái nhà của cá được làm bằng những làn sóng xanh.
b. Mái nhà chung của muôn vật được lợp bằng tia nắng, đan bằng tiếng chim.
c. Các em học sinh ở Lúc-xăm-bua đã hát tặng đoàn đại biểu Việt Nam bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt.
d. Chị Hiền đã kết thúc bàn trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn.
Bài 8: Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Bài 9: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Cá thở bằng gì?
…………………………………………………………………………………….
b. Voi uống nước bằng gì?
…………………………………………………………………………………….
c. Loài chim di chuyển bằng gì?
…………………………………………………………………………………….
Bài 10: Chép lại bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau:
a. Hội làng ta năm nay sửa chữa sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.
…………………………………………………………………………………….
b. Trường em nghỉ học ngày mai vì có Hội khoẻ Phù Đổng.
…………………………………………………………………………………….
c. Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập văn nghệ.
…………………………………………………………………………………….