Tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
Tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất, và quá trình lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng, là sự vận động của tư bản. Nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.
+ Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông:
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất, để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng của giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
+ Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất.
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
+ Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thông: H’-T’
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: tư bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.
Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường khi hai điều kiện sau đây được thoả mãn: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động không đứt quãng.
Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
Trong các loại tư bản, chỉ có tư bản công nghiệp (với nghĩa là các ngành sản xuất vật chất) mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm 3 giai đoạn và mới lần lượt mang vào và trút bỏ ba hình thái tư bản.
Ở đây mở đầu và kết thúc đều là T, sự vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của tiền, còn H hay sản xuất chỉ là trung gian để T lại đẻ ra T. Hình thái này phản ánh rõ rệt nhất mục đích, động cơ vận động của tư bản là làm tăng giá trị – tức giá trị thặng dư.
+ Tuần hoàn của tư bản sản xuất: … SX … H’– T – H … SX’
Ở đây mở đầu và kết thúc đều là sản xuất, H và T là yếu tố trung gian. Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ ra được mục đích và động cơ vận động của tư bản, nhưng lại phản ánh rõ nét nguồn gốc của tư bản, của tích lũy tư bản. Vì giá trị thặng dư được rút ra trong quá trình này.
+ Tuần hoàn của tư bản hàng hóa: H’ – T’ – H … SX…- H”
Ở đây mở đầu và kết thúc đều là H còn sản xuất và tiền chỉ là những yếu tố trung gian, chỉ là điều kiện cho sự vận động của H. Hình thái này phản ánh rõ vai trò của lưu thông hàng hóa và tính liên tục của lưu thông hàng hóa.
Tóm lại, tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa. Trong sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp, mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và làm điểm kết thúc của tuần hoàn, tạo nên ba hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp: tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn của tư bản hàng hóa.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp về khái niệm và đặc điểm của tuần hoàn, các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm tuần hoàn và các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Ngoài ra, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.