Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn hóa và môi trường tự nhiên

Chúng tôi xin giới thiệu bài Văn hóa và môi trường tự nhiên được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tự nhiên là cái có trước

Con người tồn tại trong tự nhiên, bởi vậy, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa, Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn, hiểu biết và sáng tạo... của con người, như sự giải thích từ này của GS. Đào Duy Anh: "tạo hóa, vũ trụ, không phải sức người làm, không miễn cưỡng được”.

Tự nhiên bao gồm hai nhân tố: hữu sinh (biotic) và phi sinh (abiotic). Trong tự nhiên, ban đấu không có sự sống. Sự sống xuất hiện trên trái đất, cách đây trên 3 tỉ năm, bao gồm ba nhóm: Nhóm sinh vật sản xuất; nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân hủy.

Thế giới hữu sinh luôn luôn tồn tại (sống trong, sống cùng, sống với) thế giới phi sinh. Điều quan trọng nhất trong tự nhiên là những mối tương tác (thống nhất, mâu thuẫn) giữa các quần xã sinh vật hữu sinh) và phi sinh (môi trường vật lí, hóa học) tạo thành hệ sinh thái.

Tự nhiên là tự nhiên chứ không phải những gì ngoài ta. Con người cũng là sản phẩm của tự nhiên hay là sản phẩm của chuỗi diễn hóa của tự nhiên (F.Ăngghen! Nói cách khác, con người vốn sinh ra từ tự nhiên, cần có tự nhiên để tồn tại, nhưng khác hẳn động vật, con người không chỉ cần đến tự nhiên như nguồn tư liệu sống, mà trước hết như nguồn tư liệu lao động.

Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con người là do môi trường tự nhiên cung cấp, không khí con người hít thở, nước con người uống đều lấy từ môi trường tự nhiên, thức ăn của con người cũng vậy... Những khu vực trong môi trường tự nhiên thiếu một nguyên tố hóa học nào đó thì người sống ở đó cùng thiếu chất tương tự, gây ra bệnh tật và ảnh hưởng tới sự phát triển về thế chất cũng như trí tuệ, tình cảm của con người.

Tự nhiên đang thay đổi chậm chạp và điều đó có liên quan trực tiếp đến con người trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vấn đề cơ bản là xác định vị trí của con người trong tự nhiên và mối quan hệ của con người với tự nhiên. Con người cũng là tự nhiên, trong con người cũng có mặt tự nhiên (bản năng, bẩm sinh,..) và con người bao giờ cũng phải sống với tự nhiên. Chúng tôi cho rằng, trong thế ứng xử giữa con người và tự nhiên trước thế kỉ XX, giữa phương Đông và phương Tây có ít nhất một sự khác nhau. Những nền văn minh phương Tây (Hy-La cổ đại, Thiên chúa giáo trung đại, Tư bản chủ nghĩa cận đại) đều xem thiên-tự nhiên là thù địch và do vậy cần phải chinh phục, thống trị, biến đổi tự nhiên.

Các nền văn minh phương Đông, như vẫn mình Phật giáo Ấn - Hoa, văn minh Nho giáo Đông Á, văn hóa Lào - Trang Đông Á, văn minh Thần giáo Nhật Bán (trong đó phải kể cả văn minh Đông Sơn - Đông Nam Á, văn minh Đại Việt - Việt Nam) đều có đức hiếu sinh (Nho giáo), cấm hay tiết kiệm sát sinh (Phật giáo) hay "hòa đồng với tự nhiên" (Lào giáo).

Một trong mười đặc điểm của văn hóa thế giới hiện đại theo giới lí luận văn hóa Trung Hoa, là văn hóa từ chỗ quá tự tin vào sức mạnh của con người chuyển đến chỗ biết sức mạnh của thiên nhiên và chỗ yếu của con người. Văn hóa công nghiệp là văn hóa chinh phục thiên nhiên, sau cuộc phục hưng văn hóa con người thoát khỏi sự mê tín thần thánh, song lại mẽ tín chính sức mạnh của mình. Trong quá trình cải tạo thiên nhiên, nay nhìn lại con người đã thấy trong đó sự can thiệp thô-bạo vào thiên nhiên là có hại cho mình. Chính vì vậy từ giữa thế kỉ XX ở phương Tây dấy lên phong trào "tìm về phương Đông”. Người ta dự báo rằng tới thế kỉ XXI, con người sẽ biết sống hòa điệu hơn với tự nhiên, hơn là phá phách tự nhiên và triết lí ၣủa thế kỉ XXI là triết lí tân tự nhiên.

2. Tự nhiên ngoài ta: Môi trường

Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể - hiện tượng tự nhiên mà cơ thể, quần- thể, loài (quần xã) có quan hệ trực-tiếp, trước hết bàng các mối quan hệ thích nghi, rối sau đó mới là biến đổi.

Thuật ngữ môi trường  hiện nay người ta thường sử dụng rộng rãi khái niệm "môi trường lớn" gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và cả những môi trường khác như môi trường đời sống, môi trường văn hóa, môi trường sinh thái.

Có môi trường tự nhiên, có môi trường nhân tác - tạo.

Môi trường tự nhiên là một bộ phận trong "môi trường lớn", là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt trời ..v v.

Môi trường tự nhiên tái-tạo (môi trường nhân vi, nhân tạo). có người gọi đó là môi trường văn hóa kỹ thuật và tổ chức xã hội của con người tạo nên một môi trường mới, có sức tác động ngược trở lại tới môi trường tự nhiên. Môi trường mới này bổ khuyết cho thiên nhiên trong một số trường hợp não đó nhưng lại cản trở những hiệu quá thông thường của thiên nhiên trong một số trường hợp khác mà con người đã không đề phòng đúng mức. Như vậy môi trường nhân tác/tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường nhân tác-tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên, bởi vậy môi trường nhàn tác-tạo bị môi trường tự nhiên chi phối và ngược lại nó cũng ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.

3. Cái tự nhiên trong ta: Bản Năng

Có một định nghĩa về văn hóa mà theo PGS. Nguyễn Từ Chi là ngắn gọn nhất: Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa. Bản năng là "vốn có", do đó cũng là thiên nhiên. Cái "vốn có" này mọi sinh vật đều có.

Đặc điểm của loài vật là chúng chịu sự chi phối của bản năng tự nhiên. Sự phân biệt giữa tính người và tính sinh vật có giá trị yế mặt động vật học và khoa học. Loài vật không có lịch sử tự thức. Khác với con người là động vật sống trong cả hiện tại, quá khứ và tương lai, các xã hội loài vật như xã hội loài kiến, loài mối hay loài ong - đã không thay đổi từ hàng ngàn nam nay, bởi vì đời sống của chúng, đời sống cá thể hay tập thể tuân theo những nguyên tắc không thể vi phạm, quy tác của tự nhiên, của bản năng. Loài người cũng có bản năng, vì con người cũng là tự nhiên. Song ở con người, những bản năng, này luôn luôn bị đặt dưới sự kiểm soát của xã hội (các cưỡng chế xã hội, các chuẩn mực xã hội) bằng những biện pháp khác nhau.

Còn những bản năng không thế nào chặn đứng được, vì chúng gắn quá chặt với sự sống, như ăn uống, giao hợp... cả chết nữa, thì từng cộng đồng "văn hóa-hóa" chúng lên bằng những nghi thức - xã hội hay tôn giáo, mà hiệu quả cuối cùng là kiểm tỏa chúng lại trong vòng cộng đồng chấp nhận được. Văn hóa là sự chế ngự bản năng.

Văn hóa, văn minh có mục đích nhiệm vụ bắt chúng ta chấp nhận những cưỡng chế xã hội bằng cách bù lại những thú vui tinh thần.'Như vậy văn hóa có nhiệm vụ điều hòa và giải quyết giữa những ham muốn cá nhân và các cưỡng chế xã hội'“.

Như vậy khác với loài vật, đặc điểm của loài người là khả năng vượt lên trên sự thống trị của bản năng. Bằng cách đó các học giả cho rằng loài người bước vào một quá trình hai mặt. Quá trình của tính sử và quá trình của tính toàn cầu. Tính sử chính là khả năng truyền lại di sản của thế hệ này cho thế hệ sau - di truyền xã hội, di truyền văn hóa. Tính toàn cấu do khả năng con người biết đến những nền văn hóa khác, học hỏi những thứ tiếng khác, gặp gỡ những hình thức khác của nghệ thuật hay chính trị so với những hình thức của mình và qua đó nhận biết những con người khác bất kể thuộc nén văn hóa nào như những đồng loại của mình, nhờ vậy khám phá ra loài người. Con người bao gồm phần xã hội và phần sinh vật (bản năng) - Con-người.

4. Thích nghi và biến đổi tự nhiên

Từng nền văn hóa, xét cho cùng, đều là hậu quả của việc từng cộng đồng để tồn tại, phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó.

Mối quan hệ của con người với tự nhiên là mối quan hệ nhiều chiếu, mối quan hệ thích nghi, không thích nghi và biến đổi (tự nhiên, xã hội và chính mình).

Con người là một sinh vật nhìn về phía trước, mắt hướng về tương lai. Con người xưa nay vẫn sống trong nguy hiểm kể từ thời tổ tiên xa xưa nhất của loài người, đạt những mốc đầu tiên trên con đường tiến hóa của giống nòi.

Kể từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã không ngừng vượt lên trên các khả năng và các giới hạn của mình. Có thể coi đặc điểm đó chính là động cơ tiến hóa của loài người. Xu hướng chung của con người là thích nghi với cả những điều kiện sống mà môi trường tự nhiên áp đặt lẫn những thách thức mà con người tự đặt ra. Loài người xuất hiện muộn trên trái đất, tuy vậy bàn tay và khối óc, con tim... con người đã gây ra những biến đổi rộng khắp - trong không khí, nước và đất, trong các giới sinh vật khác, trong toàn bộ hệ thống các yếu tố tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành môi trường sống.

Có bốn giai đoạn sinh thái trong lịch sử mối quan hệ giữa con người với môi trường, cả về tác động của xã hội đối với môi trường tự nhiên lẫn điều kiện sống của con người. Đó là giai đoạn thu lượm, giai đoạn đấu nông nghiệp, giai đoạn đầu đô thị, giai đoạn công nghiệp hiện đại.

Trong giai đoạn I, thoạt đầu tổ tiên con người hòa nhập vào môi trường sống rất giống cách của các loài động vật khác. Sau đó, cách đây gần 500. 000 năm, con người biết sử dụng lửa. Đây là sự kiện có tác động sinh thái quan trọng, lửa đánh dấu một sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa con người với môi trường. Song ảnh hưởng sinh thái chỉ giới hạn ở sự phá hoại của lửa vì môi trường dễ dàng hấp thụ những hóa chất do gỗ cháy sinh ra mà không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Từ đây, con người trở thành một thể lực sinh thái đáng kể và cộng đồng con người không hòa nhập vào hệ sinh thái khu vực của mình giống như những động vật khác nữa. Ngoài lửa, sự bành trướng của con người cũng là một tác động sinh thái nổi bật trong giai đoạn này.

Giai đoạn II (cách đây khoảng 12 nghìn năm). Đây là giai đoạn thuần hóa súc vật và cây trồng. Con người trở thành một sinh vật đã có thể điều khiển có chủ ý các quá trình sinh học để phục vụ mình. Bàn tay con người đã làm biến đổi bề mặt trái đất, thay đổi thảm thực vật, gây ra xói mòn, thay đổi cơ cấu cây, con ... Lối sống định cư làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa con người với các loài sinh vật khác ... gây nên những bệnh tật mới mà trong lối sống trước đó đã không thể có. Cả hai giai đoạn đầu đấu có hai đặc điểm sinh thái mà các xã hội hiện đại không có. Đó là tỉ lệ sử dụng năng lượng ngoại thể (chủ yếu là lửa) thay đổi song song với tỉ lệ phát triển dân số; hoạt động của con người tác động không đáng kể vào chu trình Sinh-Địa-Hóa.

Giai đoạn III (cách đây khoảng 5 nghìn năm) Một loạt thay đổi quan trọng liên quan tới việc tổ chức xã hội và lối sống của các thành viên xã hội. Sự hình thành đô thị và lối sống đô thị làm thay đổi cơ cấu thức ăn, việc chuyên môn hóa lao động trở thành thông lệ. Tuy vậy sinh quyển và phần lớn các hệ sinh thái của con người đều ở trong trạng thái cân bằng động.

Giai đoạn IV: Tỉ lệ gia tăng mức sử dụng năng lượng không còn song song với tỉ lệ phát triển dân số mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh gấp đôi tỉ lệ tăng dân số các chu trình Sinh-Địa-Hóa ở nhiều vùng không còn nguyên vẹn nữa. Thế cân bằng đã bị phá vỡ ở nhiều nơi trên trái đất.

Để tồn tại, các dân tộc, các cộng đồng người phải vượt qua sự cản trở mà thiên nhiên gây ra. Song khác với loài vật, con người không thể thuần túy bằng bản năng vượt qua như các động vật khác, mà phải dùng những biện pháp kĩ thuật khác nhau để thích nghi, biến đổi tự nhiên, buộc nó không còn là thiên nhiên như cũ nữa, bắt nó phục vụ lại mình.

Những biện pháp đó có thể gọi là: Chiến lược thích nghi. Chính kết quả hay hậu quả của chiến lược thích nghi này tác động không nhỏ tới việc hình thành những nét đặc thù của một bản sắc văn hóa, mô thức ứng xử của một tộc người. Sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc hay các nhóm, cộng đồng người được quy định bởi nhiều yếu tố trong đó có nguyên nhân do con người là một sinh vật có tư duy, có ý thức, có ngôn ngữ và khả năng biểu tượng, có mô hình hành động được lựa chọn (tương đối tự do) chứ không chỉ có mô hình hành động theo bản năng như phần lớn các động vật khác và do sự khác nhau về môi sinh. Chính từ sự khác nhau về môi sinh này đã giúp cho các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong và ngoài nước khẳng định sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam bên cạnh nền văn minh Hoàng Hà, văn hóa Trung Hoa Bản sắc văn hóa của từng cộng đồng, từng dân tộc được khắc họa bởi những điều kiện lịch sử, xã hội và tâm lí dân tộc. Theo nghĩa rộng, văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kĩ thuật, kinh tế .... để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm ... tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người. Như vậy, thì phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, rồi sau đó những điều kiện lịch sử để nhận nhìn về cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam Trong những điều kiện đó. Văn hóa Việt Nam, văn minh sông Hồng và văn hóa Trung Quốc khác nhau từ căn bản. Cội nguồn của văn hóa Việt Nam là những điều kiện của vùng nhiệt ẩm - gió mùa. Cội nguồn của văn hóa Trung Quốc lại là điều kiện của đại lục lạnh, khô, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao.

5. Đặc điểm môi trường tự nhiên, hệ sinh thái Việt Nam với vấn đề bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vùng Đông Nam châu Á này bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn. Các dòng sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này. Hạ lưu của các dòng sông ấy - Dương Tử, sông Hồng, MêCông, Chaophaya... đều là những vùng đồng bằng màu mỡ, đầy phù sa. Đặc trưng tiêu biểu của vùng này, là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc trưng này cùng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề nông trồng-lúa nước từ rất sớm với văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Việt Nam "nằm giữa Đông Nam Á" (lục địa hải đảo) (Yves Lacoste) "là ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh” (Olov Janseb Việt Nam - Bán đảo Đông Dương là đầu cầu để mở vào Đông Nam Á từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc. Tính chất bán đảo rõ nét của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có hai mùa gió rõ rệt. Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ) ; núi rừng chiếm 2/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp. Đồng bằng chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (chưa đến 1/3 diện tích). Ngoài ra, bao quanh hướng Đông và Nam là bờ biển khoảng hơn 2000 km. Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng, trong đó quan trọng nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn. Cũng vì vậy mà việc phân bố hệ thống động vật cũng như tập quán canh tác dân tộc Việt Nam là khá tiêu biểu và đặc thù. Ta có thể vạch ra phổ tự nhiên Việt Nam (hay hàng số tự nhiên Việt Nam) như sau:

* Nhiệt - Ẩm - Gió mùa

Trong đó cân bằng bức xạ ở Việt Nam quanh năm dương, độ ẩm gần như thường xuyên 100%.

Đông Nam Á - Việt Nam được đặc trưng bởi hệ sinh thái phức tạp (một trong hai loại hình hệ sinh thái tự nhiên của thế giới). Trong hệ sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật (động vật dễ bị dịch bệnh do nhiệt ẩm gió mùa). Trong thời kinh tế thu lượm, hái lượm (phổ rộng) vượt trội hơn sân bắn (bắt) sử dụng đạm thủy sản là chính. (Trong các di chỉ khảo cổ học chủ yếu là dấu tích quả, hạt cây và các động vật sống dưới nước như vỏ sò, vỏ ốc, xương cá- xương động vật hiếm mà phần nhiều là động vật vừa và nhỏ). Thời kinh tế nông nghiệp trồng trọt (đa canh) vượt trội hơn chăn nuôi. Trong một hệ sinh thái phồn tạp lại có nhiều vùng sinh thái khác nhau. Theo GS. Đào Thế Tuấn, Việt Nam có 10 vùng: Đông Bắc Việt Nam, Tây Bắc Việt Nam, trung tâm Bắc Việt Nam (châu thổ sông Hồng), Bắc Trung Bộ Việt Nam (Thanh - Nghệ - Tỉnh), Trung Trung Bộ Việt Nam (Bình - Trị - Thiên), Nam Trung Bộ Việt Nam (Quảng Nam - Ninh Thuận - Bình Thuận), Bắc Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Còn theo GS Mai Đình Yên có 19 vùng. Ví dụ: vùng đầm phá ven biển Trung Bộ vùng hải đảo ven bờ, xa bờ, vùng núi, vùng đồi, vùng Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh.

Từ góc độ địa lí - văn hóa, chúng ta có thể khái quát địa hình Việt Nam - dài Bắc - Nam, hẹp Tây - Đông; đi từ Tây sang Đông có Núi - Đồi - Thung - Châu thổ - Ven biển - Biển và Hải đảo. Đi từ Bắc vô Nam là các đèo cắt ngang Tây Đông.

Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Trong vô văn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minh Việt Nam - nền văn minh thực vật (khái niệm của học giả Pháp P.Gourou) hay văn minh thôn dã, văn hóa lúa nước tính chất thực vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam như ở, đi lại, mặc và ăn. Bữa ăn (bữa cơm) được mô hình hóa Cơm - Rau - Cá cộng với không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa động vật, không có truyền thống chân nuôi đại gia súc lấy thịt - chăn nuôi gắn với trồng trọt, phục vụ trồng trọt. Tính chất thực vật còn thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây. Môi trường sông - nước được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng khi xem xét về những vấn đề văn hóa, con người  Việt Nam. Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm về địa lí, địa hình cũng như khí hậu. Yếu tố nước mang tính chất phổ quát và đặc thù này đã tạo nên ắac thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, kênh, rạch...), cư trú (làng ven sông, trên sống "vạn chài, từ chợ búa, bến" tới những đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư sông...), ở (nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà - ao, nhà thuyền...), ăn (cá nước ngọt, nước mặn, các loại nhuyễn thể...), tới tâm lí ứng xử (linh hoạt, mềm mại như nước - chữ dũng của GS. Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chải...), tín ngưỡng, tôn giáo (thờ cá, rắn, thùy thán....), phong tục tập quán, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nghệ thuật (chèo, tuồng, rối nước, hò, lí. ) và truyền thống.

Bên cạnh những ưu đãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với không ít khó khăn, thách thức bằng những tai biến bất ngờ, khí hậu thất thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, cho động vật, mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi hàng ngàn năm với những thử thách này của thiên nhiên đã hun đúc nên tính cách kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá trình chinh phục và khai phá châu thổ Bắc Bộ.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Văn hóa và môi trường tự nhiên về con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con người là do môi trường tự nhiên cung cấp, không khí con người hít thở, nước con người uống đều lấy từ môi trường tự nhiên, thức ăn của con người cũng vậy...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn hóa và môi trường tự nhiên. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm