Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng

Cúng Rằm cần vàng mã gì? Ý nghĩa của việc cúng và hóa vàng ngày Rằm? Những lưu ý khi cúng và hóa vàng vào ngày Rằm? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Những lưu ý khi cúng và hóa vàng vào ngày Rằm

Khi cúng và hóa vàng vào ngày Rằm, bạn cần bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây:

  • Sau khi hương cháy 2/3 nén thì bạn mang vàng mã ra đốt.
  • Nên đốt vàng mã cháy hết để gia tiên nhận được lễ vật lành lặn. Theo quan niệm dân gian, nếu đốt vàng mã không cháy hết thì người cõi âm sẽ nhận được lễ vật bị rách.
  • Cần đốt vàng mã ở trong lư để tránh tàn tro bay ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi đốt, bạn nên tưới 1 ít nước lên tro để tránh lửa lan ra ngoài, gây cháy nổ.
  • Cúng vàng mã ngày Rằm quan trọng là lòng thành của gia chủ. Do đó, bạn chỉ nên cúng và hóa hàng với số lượng vừa phải.

Những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng.

Nhưng không đồng nghĩa “Tốt lễ dễ xin” cũng như việc cúng nhiều hoa quả đồ mã hay các sản phẩm tiền địa phủ sẽ đem lại nhiều tài lộc và may mắn. Tuy nhiên sẽ có những thứ bắt buộc phải có trong mâm cúng ngày rằm tháng Giêng

2. Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng

Vàng mã cúng rằm tháng Giêng nên mua gì để cúng là một trong những thắc mắc được quan tâm nhất trong dịp đầu Xuân năm mới. Đối với văn hóa Việt Nam, việc cúng rằm tháng Giêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi việc thực hiện sắm lễ cúng đúng cách sẽ rước được rất nhiều Tài Lộc và May mắn trong năm mới về gia đình

Đặc biệt cần phải có một số loại tiền âm phủ, vàng mã thông dụng đặt cùng trên mâm cúng, số lượng không cần quá nhiều. Cũng như một số đồ cúng khác như: Trầu cau, hoa, quả, thuốc lá, rượu, nến, nhang…

Việc cúng rằm tháng giêng đặc biệt quan trọng nên các gia đình cần làm lễ đúng vào chính Ngọ (12h trưa). Nhiều người tin rằng đây là thời gian Phật hiển linh nên mọi điều ước của người cúng sẽ thành hiện thực.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các bạn rằng không phải cứ đốt càng nhiều vàng mã là càng tốt. Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.

Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

3. Lễ vật cúng Rằm Tháng Giêng

Thường thì vào ngày rằm tháng Giêng đầu năm, những gia đình sẽ làm 2 mâm lễ cúng: Lễ cúng Phật và Cúng Gia Tiên (Theo như dân gian lưu truyền vào ngày rằm tháng Giêng chính ngọ Phật sẽ hiển linh). Nếu các gia đình sắm lễ theo đúng theo cách dưới đây sẽ đem lại sự sung túc và tài lộc cho cả năm.

4. Mâm lễ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng

Những thức ăn sử dụng để cúng Phật bắt buộc phải là đồ chay, đặc biệt sạch sẽ. Có thể không cần nhiều nhưng phải thật chỉn chu và thanh đạm. Mỗi món được đặt trong các bát vừa hoặc nhỏ.
Mâm cúng phật rằm tháng giêng

Những món ăn cúng Phật có thể là: Hoa quả, xôi chè, các món ăn làm từ đậu, các món xào, bánh trôi. Đặc biệt chú ý không nên sử dụng hạt tiêu vào thức ăn.

Có khá nhiều người băn khoăn Vàng mã cúng rằm tháng Giêng có cúng Phật hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Các sản phẩm vàng mã tiền cõi âm chỉ được sử dụng để đặt cúng trên mâm đồ cúng gia tiên.

Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, tục đốt vàng mã ở nước ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa tâm linh Trung Quốc, chứ đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá vãng. Trong đạo Phật không có cúng vàng mã. Các sư mất đi không bao giờ đốt tiền, vàng mã.

5. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng

Mâm lễ cúng gia tiên chuẩn trong ngày rằm tháng Giêng thường có 10 món trong đó có 4 bát và 6 dĩa.
Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng giêng

Mâm đồ cúng gia tiên ở mỗi gia đình sẽ có những cách bày biện khác nhau

4 bát: Bát canh bóng, canh miến, canh mọc , hoặc bát canh ninh măng. Các gia đình không nên quá cầu kỳ đặt trong bát cỡ đại. Chỉ cần để trong những bát nhỏ và vừa đặt trên mâm là được.

6 đĩa: Bánh chưng hoặc xôi, thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò chả dưa muối, gia vị chấm.

Đối với những gia đình không cúng bánh chưng có thể sử dụng xôi chè thay thế.

6. Đồ mã cúng rằm tháng Giêng xong có đốt không?

Cúng rằm tháng Giêng xong có đốt vàng mã không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây khi đốt vàng mã ngày rằm tháng Giêng nhé:

Chỉ đốt vàng mã khi hết 1 tuần hương

Nên chuẩn bị các lư hóa vàng chuyên dụng, nếu không thì cần đốt vàng mã ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Đốt xong bạn cần canh để tàn tro cháy hết nhằm tránh gây hỏa hoạn hay những sự cố đáng tiếc.

Nếu trong gia đình có người mới mất thì khi đốt vàng mã cho họ, bạn cần đốt riêng.

Tro vàng mã không nên tùy tiện thả xuống sông, hồ, gây ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường xung quanh. Gia chủ có thể sử dụng tro này để bón cây cũng khá tốt.

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng. Hy vọng bài viết phần nào giúp quý vị hiểu hơn về Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng và Vàng mã cúng rằm tháng Giêng nên chuẩn bị những gì.

Đánh giá bài viết
1 7.776
Sắp xếp theo

    Rằm Tháng Giêng 2024

    Xem thêm