Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn

Soạn Văn 7: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh được học trong chương trình môn Ngữ văn 7. Thông qua hai bài thơ này, người đọc sẽ hiểu được tình yêu thiên nhiên của Bác, cũng như những nỗi niềm của Bác đối với nhân dân, với đất nước. Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (phiên âm) được làm theo thể thơ nào? Vận dụng hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

Xem đáp án

Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

- Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng

- Gieo vần chân ở câu 1-2-4.

- Ngắt nhịp:

  • Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4)
  • Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

Câu 2 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1 

Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya. (Chú ý: Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất, vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai)

Xem đáp án

Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya:

  • Miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung, gần gũi.
  • Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.

Câu 3 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ gì được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

Xem đáp án
  • Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.
  • Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.

Câu 4 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Xem đáp án
  • Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
  • Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần.

Câu 5 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập 1. 

Xem đáp án

Bài Nguyên tiêu với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền gợi nhớ đến b ài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc:

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

→ Đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.

Câu 6 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Xem đáp án
Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.

Câu 7* trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng trong chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Xem đáp án
  • Trăng trong Cảnh khuya: Cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
  • Trăng trong Rằm tháng giêng: Là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.

Luyện tập

Câu 1 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng hai bài thơ (bài Rằm tháng giêng chỉ cần thuộc bản dịch thơ)

Câu 2 trang 142 Ngữ văn 7 tập 1

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc thiên nhiên.

Xem đáp án

Một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc thiên nhiên:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Chiều tối – Nhật kí trong tù)

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Tẩu lộ)

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Soạn bài lớp 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chi tiết)

--------------------------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
182 26.741
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm