Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn phân tích bản chất của lối học đối phó

Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn để phân tích bản chất của lối học đối phó được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Phân tích bản chất của lối học đối phó

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bản chất của lối học đối phó.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…

Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: bản chất của lối học đối phó; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn để phân tích bản chất của lối học đối phó mẫu 1

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Tóm lại, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.

Viết đoạn văn để phân tích bản chất của lối học đối phó mẫu 2

Học tập là quá trình phấn đấu không ngừng của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng sẽ khiến ta thất bại và lầm lỗi. Học đối phó chính là thái độ học tập kém khiến ta phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Nó được hiểu là việc học chỉ vì điểm số, học mà không có kiến thức thật sự. Khi học đối phó, con người sẽ chỉ vì lợi ích trước mắt, họ không có được kiến thức, kĩ năng thật sự. Thêm vào đó, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó chính là nền tảng, mầm mống khiến sự va chạm xã hội của con người luôn chỉ đối phó, qua quýt. Rất khó để ta có thể thành công khi giữ thái độ sống như vậy. Học chỉ vì thi, học chỉ vì điểm, thậm chí là sử dụng phao, sử dụng coi cóp cho con số trên trang giấy, ta sẽ không bao giờ biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân mình thì cuộc đời này sẽ chỉ là màn kịch của những đối phó, của những xấu xa, tăm tối mà thôi.

Đoạn văn nghị luận phân tích tác hại của việc học đối phó mẫu 3

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được, trong đó phải kể đến hiện tượng học qua loa, đối phó của học sinh hiện nay. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu cho có, chép lời giải ở sách mẫu để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc. Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Để giải quyết tình trạng học đối phó trước hết chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng. Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên một thái độ học tập tích cực, có hiệu quả, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân mình tốt nhất để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Phân tích bản chất của lối học đối phó mẫu 4

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay.

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

Hậu quả của việc học qua loa đối phó vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Phân tích bản chất của lối học đối phó mẫu 5

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Phân tích bản chất của lối học đối phó mẫu 6

Học qua loa, đối phó là cách học chuộng hình thức như lời nói của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong văn bản Bàn về phép học. Học qua loa là cách học có các biểu hiện học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.

Học cốt là để khoe mẽ có bằng nọ bằng kia, nhưng thực ra đầu óc trống rỗng, chỉ quen “nghe lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo ” người khác, không dám bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật. Học qua loa ngược lại với cách học tìm hiểu sâu, kĩ càng từ đầu đến cuối từ hiện tượng tới bản chất ẩn sâu bên trong của nó. Học qua loa là vậy, còn học đối phó là cách học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không rầy la, chỉ lo giải quyết việc trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém. Học đối phó là cách học chỉ dùng để đưa ra khi cần mà không phải mục đích của việc học là lấy kiến thức. Học đối phó thì kiến thức nông cạn, hời hợt. Nếu cứ lặp đi lặp lại kiểu học này thì người học ngày càng trở nên dốt nát, trí trá, hư hỏng, vừa lừa dối người khác, vừa tự huyễn hoặc mình. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng “ tiến sĩ giấy” đang bị xã hội lên án gay gắt. Trước hết, đối với bản thân cách học qua loa, đối phó không hề mang lại cho bản thân người học bất cứ tri thức nào. Vì với cách học này, các em sẽ không hiểu bài, không hiểu được bản chất của vấn đề, vì vậy, các em không thể nắm được những kiến thức cần thiết. Bên cạnh đó, những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú trong học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp. Đây là một hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Vì nếu như một người đã đánh mất hứng thú học tập, thì việc học đối với họ đã trở nên quá nhàm chán. Như vậy, họ sẽ không thu được một kết quả tốt đẹp gì. Cách học này sẽ khiến đầu óc con người ù lì, chai nạn, không hình thành được thói quen tìm hiểu và suy nghĩ vấn đề. Nó sẽ giết chết óc khám phá, sự sáng tạo vô cùng to lớn của con người. Vì thế, cách học này vô cùng nguy hiểm đối với bản thân của mọi người.

................................

Ngoài Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn để phân tích bản chất của lối học đối phó, các bạn có thể soạn văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự lười biếng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm