Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vùng văn hóa Nam Bộ

Vùng văn hóa Nam Bộ được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội văn hóa Nam Bộ

Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.

Phần đất được coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000 km2 bao gồm phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thêm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai.

Nói tới Nam Bộ là người ta nghĩ đến một cánh đồng tít tắp tận chân trời, một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch. GS. Lê Bá Thảo đã tỉnh Nam Bộ có tới 5700 km đường kênh rạch. Sông nước ở hạ lưu chảy chậm, mang lượng phù sa lớn, khác với sông nước miền Trung Bộ, Nói cách khác, có thể nói Nam Bộ là vùng đất cửa sông giáp biển.

Tiến trình lịch sử của Nam Bộ có những nét khác biệt so với các địa phương khác. Nếu như Trung Bộ, Bắc Bộ là những vùng lịch sử phát triển liên tục thì Nam Bộ trong sự phát triển lịch sử, lại trải qua sự đứt gãy. Sau sự biến mất của nền văn hóa Óc Eo vào cuối thế kỉ VI, vùng Nam Bộ rơi vào tình trạng hoang vu hiểm trở. Vào thế kỉ thứ XIII, Châu Đạt Quan, sứ thần của nhà Nguyên Mông đi ngang qua vùng này để bang giao với Vương quốc Ăngco đã viết trong Chân Lạp phong thổ kí của ông về vùng này như sau: "Bắt đầu từ vùng Chân Bồ (tức vùng Vũng Tàu đến Gò Công ngày nay) khắp nơi rậm rạp các dải rừng thấp xen kẽ với những dòng sông chảy dài hàng tràm dặm, các loại cây cổ thụ um tùm đan kết với các loại dây mây chằng chịt... Khắp nơi vang tiếng chim hót, tiếng thú kêu... Trên các dải đồng hoang, hàng trăm ngàn trâu rừng tụ họp thành bầy, đàn..."

Cuối thế kỉ XVIII, khi miêu tả vùng đồng bằng sông Cửu Long, Lê Quý Đôn còn viết trong Phủ hiên tập tục như sau: "Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu đi vào, toàn là rừng núi hàng ngàn dặm”. Chính vì vậy, khi cư dân Việt vào đây khai phá, họ đứng trước sự hoang vắng hiểm trở của vùng đất chưa có dấu chân người như lời tâm sự ở một bài ca dao Nam Bộ:

       Chèo ghe sợ sấu cân chân

       Xuống bưng sơ đìa lên rừng sợ ma.

Đấy là sự thực và thái độ của cư dân Nam Bộ đối với cọp cũng là một bằng có. Cọp có thật giữa vùng châu thổ, chứ không là sáng tạo dân gian. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chi viết: "Xứ này nhiều cá sấu và cọp dữ". Người Việt đến khai phá vùng đất này vào khoảng thế kỉ XVI. Nói cách khác, với người Việt, Nam Bộ là vùng đất mới. Năm 1679, hai võ tướng của nhà Minh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Dịch, do nhà Minh sụp đổ, đã mang bộ tướng, gia quyến chạy sang Đàng Trong và được chúa Nguyễn cho vào ở đất Biên Hòa và Mỹ Tho ngày nay.

Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cửu đem người Trung Quốc vào lập nghiệp ở đất Hà Tiên hiện tại, rồi quy phục chúa Nguyễn, Người Khơme, có vẻ đến vùng này khai phá sớm hơn, nhưng "sớm nhất cũng chỉ từ khoảng thể kỉ XIII, tức sau khi vương quốc Ăngco tan vỡ, và nếu đúng như vậy thì người Khơme đến khai thác vùng này cũng chỉ sớm hơn người Việt 2-3 thế kỉ". Trong số những lưu dân mới đến vùng đồng bằng sông Cửu Long có cả người Chăm. Người Chăm đến vùng An Giang, Tây Ninh muộn hơn các tộc người trước đó, mãi đến đầu thế kỉ XIX, họ mới định cư tại đây.

Tại các vùng ven đồng bằng ở Đông Nam Bộ, phần cuối của dãy Trường Sơn về phía Nam, những tộc người như Mạ, Xtiêng, Chơro, Mơnông cư trú ở các vùng đồi ở đây, là cư dân bản địa.

Như vậy, đồng bằng Nam Bộ về mặt cư dân có các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông. Nhìn diện mạo tộc người ở đây, chúng ta dễ dàng nhận ra được ít nhất cũng là các khía cạnh sau:

  • Các tộc người khai phá Nam Bộ như Chăm, Hoa, Khơme, Việt đều là lưu dân khai phá đất mới. Họ đã xa vùng đất cội nguồn cả về không gian lẫn thời gian.
  • Sống cùng một địa bàn cư trú, nhưng trên nét lớn các tộc người này sống với nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có chiến tranh giữa các sắc tộc trong lịch sử.
  • Tộc người chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển của vùng đất là người Việt.

Với người Việt, như đã trình bày ở trên, họ là những lớp cư dân từ miền Bắc, miền Trung vốn có những nguồn gốc xã hội khác nhau. Một số người là các tù nhân, tội đồ, bị nhà nước phong kiến đưa vào khai hoang ở các đồn điền tại đây. Một số người lại là những người giang hồ, dân nghèo đi biệt xứ tha phương, tìm đến đây, như tìm một chân trời yên ả, dễ thở hơn so với vùng đất họ từng cư trú.

Một số người lại là những quan lại, binh lính được đưa vào đây để khai phá vùng đất mới, rồi họ ở lại. Dù khởi nguyên, gốc gác của họ từ nguồn nào, hành trang mà họ đem theo không phải chỉ có vật dụng, tư liệu sản xuất, vợ con v v..., mà còn là văn văn hóa ẩn trong tiềm thức. Vốn văn hóa này của vùng châu thổ Bắc Bộ, được làm giàu ở "Khu năm dằng dặc khúc ruột miền Trung", và được đem vào châu thổ sông Cửu Long.

Nét đáng lưu ý khi xem xét môi trường xã hội ở đây là làng Việt Nam Bộ có những nét khu biệt, khi đặt trong tương quan với làng Việt Bắc Bộ. Có thể thấy một cách sơ khởi những nét đặc thù ấy như sau: Trước hết tuổi đời làng Việt Nam Bộ còn ngắn, chừng 400 năm là cùng. Khác với làng Việt Bắc Bộ vốn cộ gốc gác là các công xã nông thôn, làng Việt Nam Bộ là làng khai phá. Dân cư từ nhiều nguồn, nhiều phương trời tụ họp lại, vì thế làng Việt Nam Bộ sẽ, không có chất kết dính chặt chẽ, quan hệ dòng họ sẽ khác với chính nó ở đồng bằng Bắc Bộ. Mặt khác, sự cư trú cúa cư dân Nam Bộ không thành một đơn vị biệt lập với rặng tre quanh làng như ở đồng bằng Bắc Bộ, mà cư trú theo tuyền, theo kiểu tòa tia dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao thông.

Cuối cùng, quan hệ sở hữu ruộng đất trong làng Việt Nam Bộ lại có sự phân cực rất cao. Tỉ lệ giữa một số người có trong tay nhiều đất với đa số rất nhiều người có trong tay ít đất khá chênh lệch.

Tiến trình lịch sử Nam Bộ, lại có đặc điểm riêng. Quá trình khai phá nơi này, từ cuối thế kỉ XVI cho đến năm 1862, thực ra so với lịch sử chưa được là bao. Làng xã, cũng như nhiều phương diện khác nhau, chưa ổn định thì năm 1862 Nam Bộ lại là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng thống trị của người Pháp, với tư cách là vùng thuộc địa của thực dân Pháp cuộc tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt - Pháp diễn ra ở Nam Bộ trong hoàn cảnh đặc biệt. Nền văn hóa Pháp, vốn có nhiều nét khác biệt so với nền văn hóa Việt, cũng như của các tộc người khác ở đây Nam Bộ trở thành thuộc địa của người Pháp cho đến năm 1945. Từ năm 1945 đến năm 1975, Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hết Pháp rồi lại Mỹ.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Nam Bộ trở thành nơi đi trước về sau, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc là như thế.

Với tất cả những đặc điểm có tính chất tiêu hiếu về tự nhiên, lịch sử, xã hội, như vậy, văn hóa Nam Bộ tất sẽ có những đặc điểm riêng.

2. Đặc điểm của vùng văn hóa Nam Bộ

Nói đến nền văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các tộc người ở đây. Ngoại trừ các tộc người sống ở văn đồng bằng miền Đông, như đã nói ở trên, các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cư dân bản địa ở đây. Vì thế, văn hóa của họ là văn hóa ở vùng đất mới. Gần như là một quy luật, văn hóa của lưu dân ở vùng đất mới dù là của tộc người nào, cũng đều là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức, trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian. Nói khác đi là, những loài cây quen thuộc của vùng đất cũ, được đem cây trồng nơi đất mới.

Cho nên, nền văn hóa này, vừa có nét giống, lại vừa có nét khác với nền văn hóa ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc người. Xin đơn cử người Hoa, cùng là tục thờ bà Thiên Hậu, nhưng người Hoa Nam Bộ đã có những nét mới so với cư dân Hoa tại lục địa Trung Hoa hoặc dù kể của người Khơme Nam Bộ lại khác dù kể ở Campuchia. Rõ nhất là người Việt, vẫn là tục thờ Thành hoàng quen thuộc với cư dân trồng lúa nước. Nhưng ở Nam Bộ, tục thơ này có những đặc điểm khác biệt cả về nghi lễ thờ cúng lẫn lễ hội, lẫn kiến trúc của nơi thờ cúng.

Đặc điểm thứ hai của vùng văn hóa Nam Bộ là quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ. Thực ra, nếu xét một cách nghiêm ngặt về lịch sử, vùng đất này mới có tuổi đời chừng hơn 300 năm. Thể nhưng trong một khoảng thời gian rất ngắn ấy, văn hóa Nam Bộ đã định hình rồ những đặc trưng vùng của mình. Nhiều nhân tố tạo ra điều này, nhưng không thể không thừa nhận tác động của quá trình tiếp biến văn hóa. Sự tiếp biến xảy ra trước hết giữa các tộc người cùng sinh sống trong một địa bàn.

Xin đơn cử người Việt, cùng chung sống với người Khơme; người Việt đã tiếp thu chiếc bếp cả dùng cho việc nấu ăn trên đất ẩm, dùng nồi gốm rằng để kho cá, nấu cơm, dùng cá om để đựng nước uống, nước mắm. Hoặc, nhiều món ăn của người Việt hiện tại, thực ra là người Việt tiếp thu của người Khơme món canh chua, món bún Bạc Liêu .v.v... Rõ nhất của quá trình tiếp biến nãy là hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ trong vùng. Vốn từ của các tộc người được vay mượn, như người Việt vay mượn vốn từ của người Hoa, Khơme và ngược lại. Thậm chí, những câu nói, câu hát bình dân có sự pha tạp giữa các ngôn ngữ khác nhau.

Chẳng hạn, nếu ở nửa cuối thế kỉ XIX, bằng tấm lòng yêu nước, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từ chối không cho con mình học chữ tân trào - chữ Quốc ngữ, thì ở nửa đầu thế kỉ XX, con gái nhà thơ, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, cũng như nhiều trí thức Nam Bộ, đã nhận ra giá trị của chữ Quốc ngữ và báo chí bằng chữ Quốc ngữ, nên đã làm chủ bút tờ báo Nữ giới chung, dùng nó làm tiếng chuông thức tỉnh nữ giới. Chính vì sớm tiếp nhận văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ, nền văn hóa Nam Bộ sẽ có những đặc điểm mà vùng khác không có. Nói cách khác, quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ở Nam Bộ vài một tốc độ mau lẹ đã khiến cho vùng Nam Bộ có đặc điểm này.

Mặt khác, Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngưỡng cùng đan xen tồn tại, Nói cách khác đi là diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp. Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như Phật giáo, (Công giáo, Tin lãnh, Hồi giáo, Nam Bộ còn là quê hương của tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đài, Hòa hảo, như các ông đạo, các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ Neaktã, Arăk.

Bản thân từng tôn giáo ở Nam Bộ cũng khá đa dạng Bên cạnh Phật giáo Tiểu thừa lại có Phật giáo Đại thừa. Với các tín ngưỡng dân gian, điều kiện tự nhiên lịch sử của vùng đất mới đã khiến nó có những nét khác biệt, tuy rằng, chúng đi ra từ một nguồn cội là đồng bằng Bắc Bộ. Xin đơn cử, nói tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, tín ngưỡng này đã có những nét khác biệt, điện thần phong phú hơn, nghi lễ thờ cúng cũng có sự khác biệt. Hiện tượng các ông đạo như đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo Câm, đạo Dừa v.v.,., có thể coi như một hình tượng riêng biệt của tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ.

Trong ứng xử với thiên nhiên, các tộc người ở Nam Bộ cũng có những nét khác biệt so với các vùng văn hóa khác. Dù là người Việt hay người Khơme, người Chăm, người Hoa v.v... Khi tới vùng này sinh sống, họ đêu đứng trước một thiên nhiên vừa có phần lạ lẫm, vừa có phần huyền bí ứng xử với thiên nhiên của người Việt có thể coi là thái độ tiêu biểu nhất. Khác với đồng bằng sông Hồng, Nam Bộ, dù có tới 4900 km kênh đào, dù có hai dòng sông lớn, vẫn không hề có một km đê nào. Dựa theo chế độ thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ đưa nước ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ, vào kênh rạch rồi lên mương, lên vườn. Nghĩa là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác với ở Bắc Bộ. Thái độ ứng xử với thiên nhiên còn được thể hiện- qua việc ăn và mặc. PGS, TS. Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: "món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc, với các làng văn hóa Đông Tây. Trên hết chúng tôi nghĩ rằng, cội nguồn của vấn đề vẫn là một thái độ ứng xử với thiên nhiên.

Trước hết cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam Bộ có sự thay đổi. Nếu ở đồng bằng Bắc Bộ, mô hình cơ cấu bữa ăn ấy là Cơm + Rau + Cá, thì ở Nam Bộ, tương quan giữa các thành tố có thay đổi. Nguồn tài nguyên thủy sản ở Nam Bộ đạt tới sự sung túc, phong phú, hơn tất cả mọi vùng trên đất nước ta. Vì thế, sử dụng nguồn đạm thủy sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn. Các món ăn chế biến từ thủy sản cùng nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng, so với các nơi khác. Và người Việt sử dụng các món ăn từ hải sản cũng nhiều hơn so với cư dân Bắc Bộ.

Mặt khác, thiên hướng trong có cấu bữa ăn của người Việt là nghiêng về chọn các món có tác dụng giải nhiệt. Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trạng trong các món ăn, chính bất nguồn từ khía cạnh nãy. Các loại nước giải khát như nước dừa, nước quả được ưa thích. Trà dùng để giải khát, chứ không để thưởng thức như ở Bắc Bộ,

Vì vậy, sự thay đổi trong thái độ ứng xử với thiên nhiên của người Việt, cũng như các tộc người khác ở đây là một đặc điểm của văn hóa vùng Nam Bộ.

Đặc điểm cuối cùng không thể không nhắc tới là sự phát triển của dòng văn hóa bác học, nhất là của người Việt ở đây.

Từ giữa thế kỉ XVIII, Gia Định đã có những trường học nổi tiếng như trường Hòa Hưng của nhà giáo ưu tú Võ Trường Toản. Người thầy giáo lớn của Nam Bộ đã đào tạo được nhiều người tài danh như Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh. Năm Gia Long thứ 12 (1813), khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Gia Định, năm 1862, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức ở An Giang. Như vậy, trong 49 năm, trường thi Gia Định có 22 khoa thi, tuyển chọn được 296 cử nhân, trong đó có những người ra kinh thi tiến sĩ và được lấy đỗ 5 người.

Như vậy, đội ngũ trí thức Nho học xuất hiện ở Nam Bộ. Một số văn đàn, thi xã xuất hiện như Tao đàn Chiêu Anh Các, như Bình Dương thi xã Bạch Mai thi xã. Nửa sau thế kỉ XIX, các tác giả Nam Bộ đã đóng góp phần quan trọng, bằng văn chương, vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp. Sau khi chiếm đóng Nam Kì, người Pháp bãi bỏ chế độ giáo dục bằng chữ Hán, mở các trường học Pháp Việt ở Sài Gòn, sau đó ở các tỉnh, các huyện khác. Chữ Quốc ngữ, chữ Pháp thay thơ chữ Nôm, chữ Hán trong nhà trường Chữ Quốc ngữ rất nhanh chóng trở thành công cụ truyền tải văn hóa ở Nam Bộ, thay cho chữ Nôm. Tầng lớp trí thức mới xuất hiện ở Nam Bộ và chính họ góp phần thúc đầy quá trình thay đổi chữ viết của văn hóa Nam Bộ, Việt Nam những năm này. Đó là việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo như Sương Nguyệt Anh (báo Nữ giới chung), Lê Hoàng Mưu (báo Lục tính tân văn), Nguyễn Dư Hoài, Lương Khắc Ninh (báo Nông cố min demi), dùng chữ Quốc ngữ để sưu tầm, phiên cứu như Trương Vịnh Ký, để sáng tác như Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Văn Vinh v.v...

Cũng vào đầu thế kỉ XX, các trường trung cấp kĩ thuật, các trường dạy nghề đã được người Pháp mở ở Sài Gòn. Khoảng những năm 40 của thế kỉ XX, người Pháp có tổ chức ở Sài Gòn một số cơ sở nghiên cứu khoa học và văn hóa, sau Hà Nội, Sài Gòn là một trung tâm lớn.

Từ năm 1954 đến năm 1975, Nam Bộ lại vào giai đoạn giao lưu văn hóa với văn hóa Mỹ Trong hai mốt năm ấy, một số trường đại học, một số cơ sở nghiên cứu khoa học đã được xây dựng ở Sài Gòn và Cần Thơ tầng lớp trí thức trong giai đoạn này đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước.

Từ sau năm 1975, Nam Bộ lại là một vùng đang phát triển về mọi mặt, văn hóa phát triển khá nhanh với sự xuất hiện của hàng loạt các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu v.v..

Dòng văn hóa bác học ở Nam Bộ từ khi người Việt vào đây lập nghiệp đến nay, quả là một nhân tố quan trọng trong tiến trình văn hóa của vùng và góp phần rất đáng kể vào diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam.

Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc người ở đây vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta.

-----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Vùng văn hóa Nam Bộ. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm