Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện cổ tích Sọ Dừa

Văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện cổ tích Sọ Dừa dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Dàn ý chi tiết Phân tích nhân vật Sọ Dừa

1. Mở bài: Giới thiệu về truyện cổ tích Sọ Dừa

Mẫu: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện dân gian hay, cảm động và có ý nghĩa, trong số đó có truyện “Sọ Dừa” một câu chuyện với nhiều tình tiết hoang đường đầy ly kỳ nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống nhất là ước mơ của những người nông dân nghèo.

2. Thân bài

a) Sự ra đời của Sọ Dừa:

  • Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo.
  • Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống.
  • Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

b) Tấm lòng của một người con hiếu thảo

  • Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao.
  • Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”.

→ Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.

c) Hành trình làm cho nhà phú ông và lấy được vợ:

  • Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa.
  • Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn.
  • Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa.
  • Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho.
  • Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.

→ Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh,

d) Tinh thần nhân văn, và ước muốn của nhân dân ta:

  • Hình ảnh Sọ Dừa khác người, hình dạng xấu xí, đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái, cảm thông của nhân ta đối với những số phận thiếu may mắn, bất hạnh, khi sinh ra bị khiếm khuyết.
  • Câu truyện cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người không nên chỉ chú trọng vẻ bên ngoài mà đánh đồng những đức tính bên trong của con người. Sọ Dừa khiếm khuyết nhưng nhiều tài, thông minh, nhanh nhẹn.

→ Vẻ bề ngoài không thể biểu hiện được cả mặt chất và lượng của một con người.

3.Kết bài: Ý nghĩ của truyện Sọ Dừa

Mẫu: Qua nhân vật Sọ Dừa nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đôi. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.

Phân tích nhân vật Sọ Dừa ngắn nhất

Sọ Dừa là nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên. Đây là kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí - một kiểu nhân vật rất quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam cũng như thế giới.

Phần đầu của câu chuyện, Sọ Dừa sinh ra với ngoại hình dị dạng, không có tay cũng chẳng có chân, mình tròn lông lốc như một cái sọ dừa. Đã vậy, hoàn cảnh của gia đình anh lại vô cùng nghèo khó, vất vả. Mặc dù vậy, Sọ Dừa vẫn chăm chỉ, cố gắng làm việc. Anh xin đi chăn bò cho nhà phú ông và lúc nào cũng hoàn thành xuất sắc công việc. Từ đó, anh gặp gỡ cô Út hiền lành, lương thiện và nên duyên vợ chồng với cô. Sau hôn lễ, Sọ Dừa thoát khỏi cái lốt xấu xí, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Anh cũng bắt đầu dùi mài kinh sử, thi đỗ và trở thành Trạng Nguyên, thậm chí còn được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Đây là một lộ trình hoàn toàn phù hợp với tư tưởng “an cư lạc nghiệp” của cha ông ta ngày xưa. Tức là một người đàn ông phải cưới vợ, có gia đình thì mới vững vàng để lo nghiệp lớn. Từ nhân vật Sọ Dừa, chúng ta hiểu được những quan niệm của cha ông ngày xưa về con người. Theo đó, vẻ đẹp bên trong luôn quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài. Vì vậy, các nhân vật ban đầu thường xuất hiện với vẻ ngoài xấu xí, kì dị để làm nổi bật lên phẩm chất bên trong. Đồng thời, cũng từ đó gửi gắm bài học ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão qua cách các nhân vật đối xử với Sọ Dừa lúc ban đầu.

Có thể nói, Sọ Dừa là nhân vật mang tính biểu tượng cho kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí trong làng cổ tích Việt Nam ta.

Phân tích nhân vật Sọ Dừa siêu hay

Sọ Dừa là một nhân vật cổ tích quen thuộc của thế giới cổ tích Việt Nam.

Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật có vẻ ngoài xấu xí rất thường thấy. Cậu sinh ra với vẻ ngoài y như cái gáo dừa, không giống những con người bình thường khác. Dù vậy, trong cái lốt xấu xí đó, cậu vẫn bộc lộ được rất nhiều những phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Cậu rất hiếu thảo, biết yêu thương mẹ, chủ động xin đi chăn bò cho nhà Phú Ông. Cậu cũng rất chăm chỉ làm việc, giỏi giang khi khiến cả đàn bò trở nên béo tốt. Có lẽ chính bởi cái vẻ ngoài xấu xí, đã khiến người ta nhìn rõ hơn vào các phẩm chất của cậu.

Sau khi kết hôn với cô Út vừa đẹp người vừa đẹp nết, cuộc đời Sọ Dừa bước sang một trang mới. Cậu trở về lốt người, bắt đầu hành trình rộng lớn hơn. Điều này rất đúng với quan niệm của người Việt xưa, tức là người đàn ông phải kết hôn, xây nhà rồi thì mới có thể vững tâm làm việc lớn. Sau khi có vợ, Sọ Dừa tu chí học hành, thi đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài. Đây có thể nói là đỉnh cao vinh quang của một người có chữ thời bấy giờ. Trước lúc đi xa, Sọ Dừa dự trước sẽ có biến ở nhà, nên dặn vợ mang theo ít đồ đạc để phòng thân. Nhờ vậy, cô vẫn sống sót sau khi bị chị gái đẩy xuống biển. Chi tiết ấy mang đậm sự thần kì, đặc trưng của các câu chuyện cổ tích.

Nhân vật Sọ Dừa hội tụ đủ các phẩm chất tốt đẹp của con người, vừa khôi ngô tuấn tú, lại thông minh, chăm chỉ, tốt bụng. Ở nhân vật này, truyền tải những ước mơ và hy vọng của nhân dân ta về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thoát khỏi sự nghèo đói. Đồng thời, khẳng định khát vọng về một xã hội công bằng với tất cả mọi người, ai cũng sẽ có cơ hội được thay đổi cuộc sống của mình trở nên tốt hơn.

Phân tích nhân vật Sọ Dừa dài

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện dân gian hay, cảm động và có ý nghĩa, trong số đó có truyện “Sọ Dừa” một câu chuyện với nhiều tình tiết hoang đường đầy ly kì nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống nhất là ước mơ của những người nông dân nghèo.

Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.

Sọ dừa

Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa. Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa. Chính việc đi đưa cơm cho Sọ Dừa nên cô út mới biết được bí mật rằng Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô, lại còn biết thổi sáo hay nữa.

Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho. Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.

Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh, Sọ Dừa đã biến một ngôi nhà vô cùng khang trang, tráng lệ, có người hầu đi lại liên tục. Chính điều này đã làm cho hai cô chị nhà phú ông không khỏi tiếc nuối và nghiên tức với cô Út.

Hình ảnh Sọ Dừa khác người, hình dạng xấu xí, đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái, cảm thông của nhân ta đối với những số phận thiếu may mắn, bất hạnh, khi sinh ra bị khiếm khuyết. Câu truyện cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người không nên chỉ chú trọng vẻ bên ngoài mà đánh đồng những đức tính bên trong của con người. Sọ Dừa khiếm khuyết nhưng nhiều tài, thông minh, nhanh nhẹn. Vẻ bề ngoài không thể biểu hiện được cả mặt chất và lượng của một con người.

Qua nhân vật Sọ Dừa nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đôi. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.

----------------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện cổ tích Sọ Dừa cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
112 54.566
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 6 Chân trời

    Xem thêm