1000 câu trắc nghiệm luyện thi đại học môn Vật lý
1000 Câu trấc nghiệm Vật lý ôn thi THPT Quốc gia
"1000 câu trắc nghiệm luyện thi đại học môn vật lý" tuyển chọn những kiến thức bám sát với chương trình học, được hệ thống theo các chuyên đề riêng, thuận tiện cho các bạn học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Vật lý được tốt nhất. Mời các bạn tải về để tham khảo.
- Đáp án đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý Bộ GD-ĐT công bố
- Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân
- Sơ đồ tư duy môn Vật lý lớp 12
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 2: Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ treo ở đầu một sợi dây mảnh không co dãn, khối lượng dây không đáng kể. Quả cầu của con lắc được tích một lượng điện tích q, treo con lắc vào trong một điện trường biến thiên điều hòa theo phương ngang. Biên độ dao động của con lắc càng lớn nếu
A: chiều dài của dây treo càng nhỏ B: khối lượng của quả cầu càng lớn
C: chiều dài của dây treo càng lớn D: khối lượng của quả cầu càng nhỏ
Câu 3: Vật dao động điều hòa, biết thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng là 0,1s. Tốc độ trung bình của vật trong nửa chu kì là:
Câu 4: Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ trên mặt đất ở nhiệt độ 170C. Đưa đồng hồ lên đỉnh núi cao h = 640m thì đồng hồ vẫn chỉ đúng giờ. Biết hệ số nở dài của dây treo con lắc là a = 4.10-5 K-1. Lấy bán kính trái đất là 6400 km. Nhiệt độ trên đỉnh núi là:
A: 7oC B: 12oC C: 14,5oC D: 1,45oC
Câu 5: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với lực đàn hồi lớn nhất của lò xo là 2N và năng lượng dao động là 0,1J. Thời gian trong 1 chu kì lực đàn hồi là lực kéo không nhỏ hơn 1N là 0,1s. Tính tốc độ lớn nhất của vật.
A: 209,44cm/s B: 31,4cm/s C: 402,5cm/s. D: 314,1cm/s
Câu 6: Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây là sai?
A: Mọi hệ dao động tự do thực đều là dao động tắt dần.
B: Dao động tắt dần có thể coi là dao động tự do.
C: Dao động tắt dần chậm có thể coi là dao động hình sin có biên độ giảm dần đến bằng không.
D: Dao động tắt dần trong thực tế luôn có hại và cần duy trì các dao động đó.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dao động điều hoà của vật?
A: Thế năng của vật biến thiên với tần số bằng hai lần tần số của vật dao động điều hoà.
B: Vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng chiều nhau.
C: Khi tới vị trí cân bằng thì tốc độ của vật cực đại còn gia tốc của vật bằng không.
D: Thời gian để vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là một phần tư chu kì.
Câu 10: Cho hai dao động điều hòa số: x1=acos(100πt+φ) (cm;s); x2 = 6sin(100πt+ \(\frac{\pi}{3}\) ) (cm; s). Dao động tổng hợp x = x1 + x2 = 6\(\sqrt{3}\)cos(100πt) (cm;s). Giá trị của a và φ là:
A: 6cm; -π/3 rad
B: 6cm; π/6 rad
C: 6cm; π/3 rad
D: 6\(\sqrt{3}\) cm; 2π/3 rad
Câu 11: Con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc a0 < 100. Tốc độ lớn nhất của quả nặng trong quá trình dao động là:
A: a0\(\sqrt{2gl}\)
B: 2a0\(\sqrt{gl}\)
C: a0\(\sqrt{gl}\)
D: a0\(\sqrt{3gl}\)
Câu 12: Cho một vật dao động điều hoà với phương trình: x = 2cos(20pt + p/2) cm. Thời điểm đầu tiên mà vật có gia tốc bằng 4\(\pi\)2 m/s2 và đang chuyển động lại gần vị trí cân bằng là
A: 1/120 s
B: 5/120 s
C: 7/120 s
D: 11/120 s
Câu 13: Một con lắc lò xo gồm vật m treo vào lò xo thì tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 4cm. Chiều dài quỹ đạo của vật trong quá trình dao động là 16 cm. Chọn mốc thời gian tại vị trí vật có động năng bằng thế năng và khi đó vật đang đi về phía vị trí cân bằng theo chiều dương của trục tọa độ. Biểu thức dao động của con lắc là?
A: x = 16cos(5pt - \(\frac{\pi}{4}\))cm
B: x = 8cos(5pt - \(\frac{\pi}{4}\))cm
C: x = 16cos(5pt - \(\frac{3\pi}{4}\))cm
D: x = 8cos(5pt - \(\frac{3\pi}{4}\))cm
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với chu kì T = \(\frac{\pi}{2\sqrt{2}}\) s. Tại vị trí có li độ x = \(\sqrt{3}\) cm vật có vận tốc v = 4\(\sqrt{2}\) cm. Tính biên độ dao động của vật?
A: 3 cm
B: 2 cm
C: 1 cm.
D: 4 cm.
Câu 15: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật khối lượng 0,5 kg. Phương trình dao động của vật là: x = 10cospt cm. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc tộ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương huớng xuống, lực tác dụng vào điểm treo lò xo tại thời điểm t = 1/3s là
A: 0,25 N
B: 5,25 N
C: 1,5 N
D: 0
Câu 16: Một con lắc đơn treo hòn bi nhỏ bằng kim loại khối lượng m =0,01kg mang điện tích q = 2.10-7 C. Khi chưa có điện trường con lắc dao động bé với chu kì T = 2 s. Đưa con lắc vào trong điện trường đều hướng xuống dưới, E = 104 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động mới của con lắc là có phương thẳng đứng
A: 2,02 s.
B: 1,01 s.
C: 1,98 s.
D: 0,99 s.
Câu 17: Trong một khoảng thời gian Dt, một con lắc lò xo thực hiện được 10 dao động toàn phần. Giảm bớt khối lượng m của vật còn một nửa và tăng độ cứng của lò xo lên gấp đôi thì trong khoảng thời gian \(\triangle\)t con lắc lò xo mới thực hiệnđược bao nhiêu dao động toàn phần?
A: 15 dao động.
B: 5 dao động
C: 20 dao động.
D: Đáp án khác.
Câu 18: Con lắc lò xo (m1; k) có tần số f1; con lắc (m2; k) có tần số f2. Con lắc [(m1 + m2); k] có tần số f tính bởi biểu thức nào?
A: \(\frac{f_1f_2}{f_1+f_2}\)
B: Biểu thức khác f2.
C: \(\frac{f_1f_2}{\sqrt{f_1^2\ +\ f_2^2}}\)
D: \(\sqrt{f_1^2+f_2^2}\)
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 1000 câu trắc nghiệm luyện thi đại học môn Vật lý, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt môn Vật lý 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé