Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Vật lý
Đề thi thử đại học khối A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2012 - 2013 |
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 CÂU,TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 40)
Câu 1: Trong dao động điều hòa của một vật thì gia tốc và vận tốc tức thời biến thiên theo thời gian:
A. Lệch pha một lượng π/4.
B. Vuông pha với nhau.
C. Cùng pha với nhau.
D. Ngược pha với nhau.
Câu 2: Biết gia tốc cực đại và vận tốc cực đại của một dao động điều hoà là a0 và v0. Biên độ dao động là:
Câu 3: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật
A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy
B. tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo
C. có giá trị không đổi
D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và luôn hướng về vị trí cân bằng
Câu 4: Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m, lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên l0, đầu trên cố định. Gia tốc trọng trường là g, vmax là vận tốc cực đại. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ , ta thấy khi
A. chiều dài của lò xo ngắn nhất thì độ lớn lực đàn hồi nhỏ nhất
B. độ lớn lực hồi phục bằng thì thế năng nhỏ hơn động năng ba lần
C. vật ở dưới vị trí cân bằng và động năng bằng ba lần thế năng thì độ giãn của lò xo là
Câu 5: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. véc tơ vận tốc ngược chiều với véc tơ gia tốc
B. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng
C. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm
D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm
Câu 6: Một vật khối lượng không đổi thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là
; thì dao động tổng hợp là . Khi biên độ dao động của vật bằng nửa giá trị cực đại thì biên độ dao động A2 có giá trị là:
Câu 7: Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC ghép nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do
A. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện biến đổi lệch pha đối với nhau.
B. có hiện tượng cộng hưởng trên đoạn mạch.
C. một phần điện năng tiêu thụ trong tụ.
D. trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng
Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (với U0, ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC, trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi. Khi L = L1 hay L = L2 với L1 > L2 thì công suất tiêu thụ của mạch điện tương ứng P1, P2 với P1 = 3P2; độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch điện với cường độ dòng điện trong mạch tương ứng φ1, φ2 với |φ1| + |φ2| = π/2. Độ lớn của φ1 và φ2 là:
A. π/3; π/6 B. π/6; π/3 C. 5π/12; π/12 D. π/12; 5π/12
Câu 9: Một vật dao động điều hòa theo phương trình . Tính từ thời điểm ban đầu, sau khoảng thời gian vật đi được quãng đường 15cm. Biên độ dao động của vật là
A. 5cm. B. 4cm. C. 3cm. D. 2,5cm.
Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 5cm. Biết trong một chu kỳ, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc vượt quá 5√3cm/s là T/3. Số dao động vật thực hiện được trong thời gian một phút là.
A. 60 B. 120 C. 20 D. 1
Câu 11: Một vật dao động điều hòa với cơ năng toàn phần là 5J. Động năng của vật tại điểm cách vị trí cân bằng một khoảng bằng 3/5 biên độ có giá trị sai khác so với thế năng là:
A. nhỏ hơn thế năng 1,4J
B. nhỏ hơn thế năng 1,8J
C. lớn hơn thế năng 1,4J
D. lớn hơn thế năng 1,8J
Câu 12: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi thả vật 7π/30 (s) thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:
A. 2√6 cm B. 2√5cm C. 2√7cm D. 4√2 cm
Câu 13: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 10 µC và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện với mặt phẳng nằm ngang nhẵn, thì xuất hiện tức thời một điện trường đều được duy trì trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 4 cm. Độ lớn cường độ điện trường E là
A. 4.105 V/m B. 2.105 V/m C. 8.104 V/m. D. 105 V/m.
Câu 14: Đoạn mạch R, L(thuần cảm) và C nối tiếp được đặt dưới điện áp xoay chiều không đổi, tần số thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số dòng điện là f1 và f2 thì pha ban đầu của dòng điện qua mạch là -π/6 và π/12 còn cường độ dòng điện hiệu dụng không thay đổi. Hệ số công suất của mạch khi tần số dòng điện bằng f1 là
A. 0,8642 B. 0,9239. C. 0,9852. D. 0,8513.
Câu 15: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì T1 = T2. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng hai lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là √2s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là.
A. 1,2s. B. 1,44s C. √2s . D. 2s
Câu 16: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng ,lò xo khối lượng không đáng kể, k = 50N/m ,khối lượng m = 200g .Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng xuống dưới để lò xo dãn tổng cộng 12cm rồi thả cho nó dao động điều hoà. Lấy π2 = 10, g = 10m/s2.Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kỳ dao động là
A. 1/15s B.1/30s C.1/10s D.2/15s
Câu 17: Mạch điện AB gồm đoạn AM nối tiếp với đoạn MB. Đoạn AM gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Điện áp tức thời uAB = 100√2cos100πt (V). Điều chỉnh L = L1 thì cường độ hiệu dụng I = 0,5A, UMB =100(V), dòng điện i trễ pha so với uAB một góc 600. Điều chỉnh L = L2 để điện áp hiệu dụng UAM đạt cực đại.Tính độ tự cảm L2.
Câu 18: Chiều dài ống sáo càng lớn âm phát ra
A. Càng nhỏ B. Càng cao. C. Càng to. D. Càng trầm.
Câu 19: Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây :
A. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
B. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
C. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
D. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động ngược pha
Câu 20: Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của một chất lỏng dao động theo phương trình uA = 6cos20πt (mm); uB = 6cos(20πt + π/2) (mm). Coi biên độ sóng không giảm theo khoảng cách, tốc độ sóng v = 30 (cm/s). Khoảng cách giữa hai nguồn AB = 20 (cm). H là trung điểm của AB, điểm đứng yên trên đoạn AB gần H nhất và xa H nhất cách H một đoạn bằng bao nhiêu ?
A.0,375cm;9,375cm B.0,375cm; 6,35cm C.0,375cm; 9,50cm D. 0,375cm; 9,55cm
Câu 21: Tại 2 điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16(cm)có 2 nguồn kết hợp dddh cùng tần số,cùng pha nhau. điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 (cm) luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A,cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để M dao động với biên độ cực tiểu.
A.9,22(cm) B.2,14 (cm) C.8.75 (cm) D.8,57 (cm)
Câu 22: Trên mặt một chất lỏng, có hai nguồn sóng kết hợp O1, O2 cách nhau l = 24cm, dao động theo cùng một phương với phương trình uo1 = uo2 = Acosωt (t tính bằng s A tính bằng mm) Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của O1O2 đến các điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 dao động cùng pha với O là 9cm. Số điểm dao động với biên độ bằng cực tiểu trên đoạn O1O2 là:
A. 18 B. 16 C. 20 D. 14
Câu 23: Mạch điện xoay chiều RLC ghép nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch một điện áp u = U0cosωt (V). Điều chỉnh C = C1 thì công suất của mạch đạt giá trị cực đại Pmax = 400W. Điều chỉnh C = C2 thì hệ số công suất của mạch là √3/2. Công suất của mạch khi đó là
A. 200W. B. 300W. C. 100 W. D.100W.
Câu 24: Tạo sóng ngang trên một dây đàn hồi Ox. Một điểm M cách nguồn phát sóng O một khoảng d = 25 cm có phương trình dao động uM = 3cos(10πt – π/3) cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 5 m/s. Phương trình dao động của nguồn O là:
A. u0 = 3cos(10πt + π/3) cm B. u0 = 3cos(10πt – π/2) cm
C. u0 = 3cos(10πt - 5π/6) cm D. u0 = 3cos(10πt + π/6) cm
Câu 25: Một mũi nhọn S dao động điều hoà với tần số 40Hz chạm nhẹ vào mặt nước. Người ta thấy hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng a=20cm luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Tốc độ đó là
A. 3,2m/s. B. 4,5m/s. C. 4,2m/s. D. 3,5m/s
Câu 26: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu mạch điện AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm (L, r) và tụ điện C với R = r. Gọi N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn dây, M là điểm nằm giữa cuộn dây và tụ điện. Điện áp tức thời uAM và uNB vuông pha với nhau và có cùng một giá trị hiệu dụng là 30√5. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là.
A. 120√2V. B. 120V. C. 60√2V. D. 60V.
Câu 27: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 25 pF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0. Biết khoảng thời gian ngắn nhất để điện tích trên bản tụ điện đó giảm từ Q0 đến Qo√2/2 là t1, khoảng thời gian ngắn nhất để điện tích trên bản tụ điện đó giảm từ Q0 đến Qo√3/2 là t2 và t1 - t2= 10-6 s. Lấy . Giá trị của L bằng
A. 0,567 H. B. 0,576 H. C. 0,765 H. D. 0,675 H.
Câu 28: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f .
D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.
Câu 29: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hoà với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. biến thiên điều hoà với chu kỳ 2T
B. không biến thiên điều hoà theo thời gian
C. biến thiên điều hoà với chu kỳ T/2
D. biến thiên điều hoà với chu kỳ T
Câu 30: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4s. Thời gian ngắn nhất để tụ phóng điện từ giá trị cực đại đến khi phóng điện hết là:
A. 6.10-4 s. B. 1,5.10-4 s. C. 12.10-4 s. D. 3.10-4 s.
Câu 31: Trong một mạch dao động LC ,năng lượng tổng cộng của mạch được chuyển hóa hoàn toàn từ năng lượng điện trường trong tụ điện thành năng lượng từ trường trong cuộn cảm mất 1,5μs. Từ khi năng lượng từ trường đạt cực đại thì khoảng thời gian ngắn nhất để nó lại đạt giá trị cực đại là
A. 1,5μs. B.0,75μs. C.3 μs. C.30μs.