Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Hóa
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Hóa được tổng hợp từ 26 mẫu đề thi khác nhau dành cho các em học sinh khối lớp 12 chuẩn bị ôn thi đại học cao đẳng. Cứ đến thời điểm này hàng năm, các em học sinh cuối cấp PTTH lại ráo riết chuẩn bị ôn luyện kiến thức qua các đề thi thử đại học hoặc đề thi đại học chính thức của các năm trước nhằm chuẩn bị cho mình một kho tàng kiến thức trước các kỳ thi.
Đề thi thử đại học môn Hóa Học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN I NĂM HỌC 2012 - 2013 |
MÃ ĐỀ THI: 209
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Cho Li = 7, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Cr = 52, Ag = 108, Ba = 137, C = 12, N = 14, O = 16, H = 1, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80
Câu 1: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là:
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 2: Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su Buna-N chứa 8,69% Nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3- đien trong cao su thu được là:
A. 1:2 B. 2:1 C. 1:1 D. 3:1
Câu 3: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là:
A. 42,16 gam. B. 43,8 gam. C. 41,1 gam. D. 34,8 gam.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) ->
b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) ->
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) ->
d) AgNO3 + dd Fe(NO3)2 ->
e) HCHO + H2 ->
f) Cl2 + Ca(OH)2 ->
g) C2H4 + Br2 ->
h) glixerol + Cu(OH)2 ->
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, d, e, g, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.
Câu 5: Dd X gồm (KI và một ít hồ tinh bột ). Cho lần lượt từng chất sau: O2, O3, Cl2, H2O2, FeCl3 tác dụng với dd X. Số chất làm dd X chuyển màu xanh tím là:
A. 4 B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 6: Chia 0,30 mol hỗn X gồm C2H6, C2H4, C2H2 thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,40 gam H2O. Cho phần 2 lội qua dd brom (dư) thấy khối lượng bình nước brom tăng 2,70 gam. Phần trăm khối lượng của C2H6 có trong hỗn hợp X là:
A. 71,42% B. 34,05% C. 35,71% D. 33,33%
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 6,96 gam Fe3O4 và 6,40 gam Cu vào 300 ml dd HNO3 CM (mol/l). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được khí NO, dd X và còn lại 1,60 gam Cu. Giá trị CM là:
A. 0,12. B. 0,15. C. 1,50. D. 1,20.
Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Al, Cu, Ba B. Fe, Cu, Pb C. Ca, Zn, Fe D. Na, Ni, Cu
Câu 9: Cho hh X (gåm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3) có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đkc). Cũng m gam hh X trên cho tác dụng với kali thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V bằng:
A. 3,36 B. 11,2 C. 5,6 D. 2,8
Câu 10: Cho 8,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dd được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 30 gam B. 35,2 gam C. 22,8 gam D. 27,6 gam
Câu 11: Cho a mol Fe vào dd chứa b mol AgNO3, phản ứng xong, dd còn lại chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 thì tỉ số b/a là:
A. 2 < b/a < 3 B. b/a ≥ 2 C. b/a = 3 D. 1 < b/a < 2
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hh X gồm CH3COOH ,CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 29,6 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 11. B. 33. C. 44. D. 22.
Câu 13: Cho các phát biểu sau
1, Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
2, Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.
3, Tại thời điểm cân bằng trong hệ vẫn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm.
4, Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng hoá học, nồng độ các chất vẫn có sự thay đổi.
5, Khi phản ứng đạt trạng thái cân thuận nghịch bằng hoá học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là:
A. 4,5. B. 2,3. C. 3,5. D. 3,4.
Câu 14: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.
C. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
B. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
C. 1,2-đicloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
Câu 16: Dãy gồm các chất dễ bị nhiệt phân là:
A. CaCO3, Pb(NO3)2, (NH4)2CO3, K2CO3
B. NH4HCO3, KNO3, NH4NO2, AgNO3.
C. Cu(NO3)2, NH4Cl, Mg(HCO3)2, Na2CO3
D. Cu(OH)2, Mg(NO3)2, KHCO3, BaSO4
Câu 17: Cho các cặp dd sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2)NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Số cặp xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau là:
A. 3 cặp B. 4 cặp C. 2 cặp D. 5 cặp
Câu 18: Cho dãy các chất: axit fomic, metyl fomiat, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là:
A. etan B. axit etanoic. C. etanal D. etanol.
Câu 19: Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dd NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bằng 0,5 lít dd HCl 0,4M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:
A. (CH3COO)2C2H4 B. (HCOO)3C3H5 C. CH3COOC2H5 D. C3H5(OCOCH3)3
Câu 20: Cho các chất tham gia phản ứng:
a, S+ F2 -> b, SO2 + H2S
c, SO2 + O2 -> d, S + H2SO4(đặc nóng)
e, H2S + Cl2 (dư ) + H2O -> f, FeS2 + HNO3 ->
Khi các điều kiện (xt và nhiệt độ) có đủ số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hoá + 6 là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.