Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - “Việt Nam trong tôi là”

Cuộc thi viết tìm hiểu về truyền thống lịch sử yêu nước của dân tộc Việt Nam - “Việt Nam trong tôi là” nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, tuyên truyền về những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam từ góc nhìn của thế hệ trẻ.

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử yêu nước của dân tộc Việt Nam

Đối tượng dự thi

Cuộc thi dành cho cá nhân hoặc nhóm tác giả mang quốc tịch Việt Nam, đang học tập, lao động, sinh sống trong và ngoài nước không quá 35 tuổi. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề cuộc thi (dung lượng không quá 1.200 từ/bài viết), khuyến khích các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức megastory, storytelling…

Thời gian tổ chức

Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 26/10 đến hết ngày 23/11/2023.

Cuộc thi được tổ chức theo 02 vòng: Vòng bình chọn và Vòng chung khảo.

Nội dung tác phẩm dự thi

- Giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; truyền thống văn hóa của các địa phương, dân tộc;

- Giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam;

- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; tiểu sử, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; các thành tựu của đất nước trong sự nghiệp đổi mới; quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hoá, con người Việt Nam theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030;

- Lịch sử, các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội và vai trò của Đoàn, Hội, Đội và thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Thể lệ cuộc thi

- Vòng bình chọn theo tuần kéo dài từ ngày 02/11 đến hết ngày 30/11/2023, mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả xây dựng một bài viết về chủ đề nêu trên (dung lượng không quá 1.200 từ/bài viết), khuyến khích các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức megastory, storytelling…và gửi dự thi trên website vietnamtrongtoila.doanthanhnien.vn để tiến hành bình chọn trực tuyến. Hàng tuần, 01 bài viết có tổng điểm bình chọn trực tuyến cao nhất và 01 bài viết được hội đồng chuyên môn thẩm định tốt nhất tuần sẽ được trao giải tuần.

- Ở Vòng chung khảo, 08 tác phẩm được trao giải tuần sẽ tiếp tục được bình chọn trên website. Mỗi người chỉ được bình chọn 01 lần cho 01 tác phẩm dự thi. Việc bình chọn sẽ diễn ra trong vòng 03 ngày từ 02-04/12/2023. Đồng thời, các tác giả/nhóm tác giả thuyết trình trực tuyến về tác phẩm của mình trước hội đồng giám khảo. Ban tổ chức sẽ căn cứ vào điểm chấm của Ban giám khảo và điểm bình chọn để xác định các tác phẩm đạt giải.

Bài dự thi cuộc thi viết 'Việt Nam trong tôi là'

Giới thiệu về Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - Mẫu số 1

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.

Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm