Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận và trắc nghiệm mệnh đề và tập hợp

Bài tập tự luận và trắc nghiệm mệnh đề và tập hợp

Tài liệu gồm 21 trang tuyển tập các bài toán tự luận và trắc nghiệm chuyên đề mệnh đề và tập hợp. Với tài liệu này chúng tôi hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ ôn tập tốt và có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài 1: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến

Vấn đề 1: Nhận biết và phát biểu mệnh đề

I. Bài tập tự luận

Bài 2. (TH) Sử dụng thuật ngữ “điều kiện cần”, “điều kiện đủ” để phát biểu định lý sau: “Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau”.

Bài tập tự luận và trắc nghiệm mệnh đề và tập hợp

Bài 3. (VD) Cho định lý: “Nếu a và b là những số thực dương thì tích ab > 0.

a. Sử dụng khái niệm “điều kiện cần” để phát biểu định lý trên.

b. “Điều kiện cần” đó có phải là “điều kiện đủ” không? Tại sao?

Câu 1. (NB) Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

A. Nếu a ≥ b thì a2 ≥ b2

B. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3.

C. Nếu em chăm chỉ thì em thành công.

D. Nếu một tam giác có một góc bằng 600 thì tam giác đó là đều.

Câu 2. (NB) Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề, câu nào không phải là mệnh đề (nếu là mệnh đề thì đúng hay sai)?

Phát biểu

Không phải mệnh đề

Mệnh đề đúng

Mệnh đề sai

a) Hôm nay trời không mưa
b) 2 + 3 = 8
c) √3 là số vô tỷ.
d) Berlin là thủ đô của Pháp.
e) Làm ơn giữ im lặng!

f) Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.

g) Số 19 chia hết cho 2.

Câu 3. (NB) Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

a) Huế là một thành phố của Việt Nam.

b) Sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế.

c) Hãy trả lời câu hỏi này!

d) 5 + 19 = 24.

e) 6 + 81 = 25.

f) Bạn có rỗi tối nay không?

g) x + 2 = 11.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4. (NB) Câu nào trong các câu sau không phải là mệnh đề?

A. 3 + 2 = 7. B. x2 + 1 > 0 C. 2 - √5 < 0 D. 4 + x = 3.

Câu 5. (NB) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề đúng?

A. π là một số hữu tỉ.

B. Tổng của hai cạnh một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba.

C. Bạn có chăm học không?

D. Con thì thấp hơn cha.

Câu 6. (TH) Mệnh đề “∃x ∈ R, x2 = 3” khẳng định rằng:

A. Bình phương của mỗi số thực bằng 3 .

B. Có ít nhất 1 số thực mà bình phương của nó bằng 3.

C. Chỉ có 1 số thực có bình phương bằng 3.

D. Nếu x là số thực thì x2 = 3 .

Câu 7. (TH) Kí hiệu X là tập hợp các cầu thủ x trong đội tuyển bóng rổ, P(x) là mệnh đề chứa biến “ x cao trên 180 cm”. Mệnh đề "∀x ∈ X, P(x)" khẳng định rằng

A. Mọi cầu thủ trong đội tuyển bóng rổ đều cao trên 180 cm.

B. Trong số các cầu thủ của đội tuyển bóng rổ có một số cầu thủ cao trên 180cm.

C. Bất cứ ai cao trên 180cm đều là cầu thủ của đội tuyển bóng rổ.

D. Có một số người cao trên 180cm là cầu thủ của đội tuyển bóng rổ.

Câu 8. (TH) Cách phát biểu nào sau đây không thể dùng để phát biểu mệnh đề A => B

A. Nếu A thì B B. A kéo theo B

C. A là điều kiện đủ để có B D. A là điều kiện cần để có B

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Toán 10

    Xem thêm