Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế về thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội cảnh sát, nhà tù…

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò của nhà nước tư sản dần dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước về khái niệm, đặc điểm của bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm