Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tư bản cho vay được hình thành trong chủ nghĩa tư bản

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Tư bản cho vay được hình thành trong chủ nghĩa tư bản được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tư bản cho vay được hình thành trong chủ nghĩa tư bản

– Tư bản cho vay đã xuất hiện từ rất lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay nặng lãi.

– Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản cho vay nặng lãi. Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra trong quá trình tuần hoàn của tư bản.

– Sự xuất hiện và tồn tại của tư bản cho vay là sự cần thiết và có khả năng thực hiện:

+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định; tiền mua nguyên, nhiên, vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua; quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả; phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa có cơ hội, V.V..

+ Nếu tiền để nhàn rỗi có nghĩa là không mang lại thu nhập cho nhà tư bản, tức là tư bản nhàn rỗi không sinh lợi. Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Do đó họ có mong muốn cho người khác vay để kiếm lời. Đồng thời cũng chính trong thời gian đó, có những nhà tư bản khác rất cần tiền. Ví dụ như cần tiền để mua nguyên nhiên, vật liệu, để mở rộng quy mô sản xuất, V.V.. Do đó tất yếu các nhà tư bản đó phải đi vay.

Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Nhờ quan hệ vay mượn này mà tư bản nhàn rỗi đã trở thành tư bản cho vay.

– Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó được gọi là lợi tức. Ký hiệu: z.

– Điểm khác nhau giữa tư bản cho vay so với tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp:

+ Đối với tư bản cho vay thì quyền sử dụng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản.

+ Tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt: do vận động theo công thức T – T’ trong đó T ’ = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất, tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tư bản cho vay được hình thành trong chủ nghĩa tư bản về đặc điểm của tư bản cho vay, vai trò của tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tư bản cho vay được hình thành trong chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm