Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản chất của nguồn lực marketing

Bản chất của nguồn lực marketing được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Nguồn lực marketing phải tạo nên giá trị cung ứng cho khách hàng khác biệt

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có một danh sách các nguồn lực nhưng điều quan trọng là nhà quản trị marketing phải xác định những nguồn lực nào có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, đồng thời giúp doanh nghiệp có khả năng dự đoán được tương lai. Các nhà quản trị marketing đó chỉ ra rằng những nguồn lực có thể trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững khi chúng có khả năng chống lại với sự sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh. Những nguồn lực có khả năng trở thành lợi thế cạnh tranh dài hạn thường có những đặc điểm sau: có khả năng đem lại giá trị cho khách hàng cao hơn sản phẩm cạnh tranh; có khả năng chống được sự sao chép của đối thủ cạnh tranh; giá trị đó được doanh nghiệp đánh giá cao.

Những nguồn lực được coi là lợi thế cạnh tranh tiềm năng là: sự nổi tiếng của thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng, mạng lưới phân phối hiệu quả và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Những nguồn lực này được coi là nguồn lực marketing do nó liên quan trực tiếp tới các hoạt động marketing và có tác dụng thúc đẩy trực tiếp vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và vai trò của chúng là tạo ra lợi ích cho khách hàng. Nhưng mức độ các nguồn lực được bảo vệ chống lại sự sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh là như thế nào? Một số nguồn lực như vốn, chi nhánh, nhà xưởng… dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép hơn một số nguồn lực khác như danh tiếng của doanh nghiệp, thương hiệu, vị thế trên thị trường ngày càng được củng cố và phát triển. Nhiều nguồn lực marketing là vô hình vì vậy khó bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.

Khi phân tích về nguồn lực marketing, nhà quản trị marketing luôn phải tự hỏi: nguồn lực đó có giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp bền vững không? Nó phát huy tác dụng khi nào? Ở đâu? Các nguồn lực đó nên được coi là nguồn lực tiềm năng để phát triển một chiến lược marketing hiệu quả và cần được bảo vệ khỏi sự sao chép không?

2. Nguồn lực marketing phải tạo ra giá trị cho khách hàng

Tất cả doanh nghiệp đều có rất nhiều nguồn lực nhưng chỉ số ít trong những nguồn lực đó đem lại khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp

Bản chất của nguồn lực marketing

Sơ đồ 4.3: Các hướng tạo giá trị cho khách hàng và nguồn lực marketing

Đây là những khả năng khác biệt cung cấp giá trị cho khách hàng và khó bị đối thủ cạnh tranh bắt chước. Trên thực tế, các doanh nghiệp có một số cách để tạo giá trị cho khách hàng khác nhau và mỗi cách lại yêu cầu các nguồn lực khác nhau. Sơ đồ 4.3 chỉ ra 3 hướng tạo giá trị cho khách hàng với yêu cầu nguồn lực marketing khác nhau.

Khả năng vận hành xuất sắc: Cung ứng sản phẩm có chất lượng trung bình với mức giá tốt nhất và thuận tiện nhất. Chiến lược này yêu cầu tổ chức cần có một qui trình vận hành cốt lõi xuất sắc để đáp ứng các đơn đặt hàng, quản lý chuỗi cung ứng, hậu cần, phân phối dịch vụ và quy trình giao dịch.

Dẫn đầu về sản phẩm: Chào bán các sản phẩm thúc đẩy ranh giới sản phẩm và hiệu quả cung ứng dịch vụ.

Mối quan hệ với khách hàng: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ khách hàng muốn một cách cụ thể trong mối quan hệ gắn bó. Luôn tuân thủ triết lý vì khách hàng. Yêu cầu cốt lõi ở đây là sự linh hoạt, cá nhân hóa tới khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đặc trưng của phân đoạn thị trường nhỏ và khả năng duy trì mối quan hệ dài hạn.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm xác định những nguồn lực cốt lõi, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến cải thiện hiệu quả vận hành – nguồn lực mà các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước. Để tránh sai lầm này, khi đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp, nhà quản trị nên tập trung nghiên cứu những nguồn lực tạo ra sự khác biệt mang tính cạnh tranh và những lợi thế trong các hoạt động và lĩnh vực có thể phục vụ khách hàng tốt nhất, chứ không chỉ đơn giản là những nguồn lực giúp nâng cao hiệu quả thực hiện.

Nhà quản trị marketing cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại nguồn lực thành các nhóm. Chiến lược marketing không chỉ bao gồm sự hoàn thiện về khả năng vận hành và cũng không chỉ đơn giản tập trung vào một vài khả năng cốt lõi. Những lợi thế bền vững được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau, chúng được tập hợp lại và tạo ra những nguồn lực đặc thù cho một chiến lược cạnh tranh đặc thù.

3. Các cấp độ tạo nên nguồn lực marketing của doanh nghiệp

Từ quan điểm quản trị marketing dựa trên nguồn lực đã nêu trong chương 1, chiến lược marketing hiệu quả và có tính bền vững là chiến lược dựa vào nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, luôn có mâu thuẫn và sự khác biệt giữa nhu cầu thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp.

Tất nhiên, nhà quản trị marketing sẽ phải lựa chọn vị thế cạnh tranh để đưa ra những phương án giải quyết mâu thuẫn tiềm năng này. Vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược marketing cạnh tranh thông qua việc các định thị trường mục tiêu và lợi thế cạnh tranh, những lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp đáp những thị trường mục tiêu đó. Vì vậy, sự hấp dẫn của thị trường phụ thuộc một phần vào nguồn lực doanh nghiệp sẵn có, giúp doanh nghiệp xây dựng vị thế cạnh tranh bền vững. Tương tự như vậy, quan điểm định vị cũng nhận ra rằng để nguồn lực doanh nghiệp đem lại lợi ích kinh tế thì những ứng dụng của nó phải được thực hiện trên thị trường. Tuy nhiên để những ứng dụng này phát huy được tác dụng một cách lâu dài và chống được đối thủ cạnh tranh thì lợi thế cạnh tranh phải được xây dựng dựa vào nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp. Bản thân việc định hướng thị trường cũng được coi như là một nguồn lực chủ chốt của doanh nghiệp được tích lũy và học hỏi qua một thời gian dài và liên tục.

Vấn đề trọng tâm của quan điểm quản trị marketing dựa trên nguồn lực đó là chiến lược marketing dài hạn cần phụ thuộc và gắn với nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bản chất của nguồn lực marketing về các cấp độ tạo nên nguồn lực marketing của doanh nghiệp, nguồn lực marketing phải tạo ra giá trị cho khách hàng và nguồn lực marketing phải tạo nên giá trị cung ứng cho khách hàng khác biệt...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bản chất của nguồn lực marketing. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm