Bảng báo cáo thuyết minh tài chính
VnDoc xin giới thiệu bài Bảng báo cáo thuyết minh tài chính được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Bảng báo cáo thuyết minh tài chính
1. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
2. Nội dung và kết cấu của bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Hình thức sở hữu vốn
- Lĩnh vực kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../...kết thúc vào ngày..../..../....)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
- Hình thức kế toán áp dụng
Các chính sách kế toán áp dụng
- Nguyên tắc chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang đồng VN.
- Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán.
- Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.
- Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính.
- Nguyên tắc kế toán nội bộ phải thu.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho; Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;Phương pháp hạch toán hàng tồn kho; Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư: Nguyên tắc kế toán TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính); Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).
- Nguyên tắc kế toán các trường hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đối với bên góp vốn; Đối với bên nhận vốn góp.
- Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại: Nguyên tắc kế toán tài sản thuế, thuế thu nhập hoãn lại; Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả
- Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước.
- Nguyên tắc kế toán nợ phải trả.
- Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện
- Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi.
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu; thu nhập khác: Doanh thu bán hàng; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; Doanh thu hợp đồng xây dựng.
- Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
- Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng báu.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh DN hiện hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Các nguyên tắc và phương pháp khác.
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bảng báo cáo thuyết minh tài chính về khái niệm, nội dung và kết cấu của bảng thuyết minh báo cáo tài chính...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bảng báo cáo thuyết minh tài chính. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.