Bí quyết làm tốt từng câu trong bài thi THPT Quốc gia môn Vật lý
Bí quyết làm bài thi THPT Quốc gia môn Vật lý
Bí quyết làm tốt từng câu trong bài thi THPT Quốc gia môn Vật lý đưa ra một số lưu ý và phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý nhằm giúp các bạn sĩ tử ôn thi hiệu quả, đạt kết quả tốt trong bài thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bí quyết tránh mất điểm khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Toán
Năm 2015 Môn vật lý trở thành môn tự chọn có số lượng dự thi lớn nhất với 470.867, chiếm 46,87% trong tổng số thí sinh đăng ký môn tự chọn. Do vậy bí quyết luyện kiếm điểm môn Vật lý rất được học sinh quan tâm trong kỳ thi thpt quốc gia 2015.
Đề thi minh họa thể hiện rõ tính phân hóa
Nhận định về đề thi minh họa môn Vật lý Bộ GD&ĐT công bố, cô Hoàng Thanh Hảo - Giáo viên Trường THPT Đỗ Huy Liêu (Nam Định) - Giáo viên luyện thi thpt quốc gia môn Vật Lý - cho rằng:
Cũng theo cô Hảo, các câu hỏi lí thuyết trong đề có câu dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là làm được; có câu hỏi ở mức độ trung bình, học sinh áp dụng một hoặc hai lần công thức là ra kết quả.
Với các câu hỏi khó, học sinh để làm được không chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa mà phải có khả năng phân tích tổng hợp.
Có khoảng 5 câu rất khó, dành cho học sinh giỏi xuất sắc, có tư duy tốt.
Lưu ý để học và thi tốt môn Vật lý
Để làm tốt bài thi môn Vật lí trong kì thi THPT quốc gia học sinh cần tập chung ôn tập theo các chú ý sau:
Một là, phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, vì các đáp án trong các câu hỏi lí thuyết của đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT gần giống nhau. Do đó, nếu không nắm chắc các tính chất, định nghĩa, định luật ... sẽ không thể chọn được đáp án đúng.
Hai là, phải nhớ chính xác các công thức trong sách giáo khoa, các đại lượng trong từng công thức, các đơn vị đo kèm theo và cách đổi các đơn vị. Để nhớ được lâu, phải làm nhiều các bài tập đơn giản có sử dụng các công thức đó.
Ba là, phải biết liên hệ giữa các công thức Vật lí để tìm ra được công thức có chứa đại lượng phải tìm. Vì trong đề thi minh họa của Bộ, có những câu hỏi phải sử dụng đến 2 hoặc 3 công thức mới cho ra được kết quả cuối cùng.
Bốn là, phải biết liên hệ kiến thức giữa các chương có liên quan với nhau. Ví dụ các chương 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa cơ bản đều sử dụng phương trình dao động, do đó có thể sử dụng cách tính thời gian của chương 1 để tính điện áp tức thời trong chương 3,...
Năm là, phải biết kết hợp kiến thức vật lí lớp 10 và lớp 11 để giải các bài tập Vật lí lớp 12 thì bài toán sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ như sử dụng kiến thức chuyển động tròn đều vào để tính thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí 1 đến vị trí 2 trong dao động điều hòa hay con lắc đơn dao động khi thang máy chuyển động,...
Sáu là, sau mỗi chương, mỗi dạng toán, học sinh phải tự luyện tập và tự đánh giá được kiến thức mà mình đã tiếp thu được.
Học sinh cũng cần tự kiểm tra đánh giá. Cụ thể, làm các đề thi có cấu trúc tương tự đề thi minh họa của Bộ để thử sức. Sau khi tự làm xong, đối chiếu với đáp án, với những câu đúng kiến thức được khắc sâu, với những câu làm sai, phải tìm nguyên nhân, để từ đó có những suy nghĩ, định hướng đúng đắn. Những nhận thức còn mơ hồ, chưa đúng được tháo gỡ, kiến thức lại được khắc sâu.
Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm Vật lý hiệu quả
Thầy Phạm Quốc Toản - Giáo viên THPT Nguyễn Tất Thành trong Video clip chia sẻ với học sinh Tuyensinh247.com cũng chia sẻ những điều học sinh cần chú ý khi làm bài thi trắc nghiệm để đạt hiệu quả tốt nhất, cụ thể:
Dành thời gian từ 5 đến 10 phút để đọc toàn bộ đề thi, câu nào dễ làm trước và tô đúng vào phiếu trả lời.
Khi làm bài, không nên dừng lại quá lâu ở một câu, vì sẽ không còn thời gian để làm các câu khác. Có những câu, phải thử các đáp án đã cho vào công thức để tìm đáp án đúng.
Khi đọc các phương án trả lời, cần loại ngay các phương án mà ta thấy ngay là vô lí để thu hẹp phương án lựa chọn; tìm điểm giao giữa các phương án trả lời để lựa chọn đáp án tối ưu.
Nếu còn thời gian, quay trở lại những câu chưa làm được, đọc kĩ phần câu hỏi gạch dưới những từ quan trọng, chọn đáp án mà ta cho là đúng nhất.
Cuối cùng, thí sinh lưu ý, không nên bỏ trống câu nào, vì kể cả khi làm theo cảm tính, thí sinh vẫn có xác suất trả lời đúng là 0,25.
Nếu chỉ kiếm 7 điểm nên chỉ tập trung 35 câu đầu tiên đo đề thi xếp từ dễ đến khó
Trong đề có khoảng 50% câu hỏi dễ, có thể hoàn thành nhanh chóng; 20% là câu hỏi yêu cầu một số biến đổi, suy luận ngắn gọn và 30% câu hỏi khó. Đặc biệt, khoảng 5 câu lạ và rất khó dành cho học sinh giỏi có đầu óc phân tích và phán đoán để có thể đạt điểm tối đa.
Với dạng đề thi minh họa này, học sinh cần học chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, cả lí thuyết và bài tập; xem lại kĩ năng và kiến thức các bài thực hành Vật lí. Học phải hiểu bản chất sâu sắc, kết hợp với với thuộc công thức tính nhanh;
Thí sinh cần học, ôn tập thường xuyên để không làm ngắt quãng cảm hứng học tập và tránh cảm giác chán môn học. Nên luyện đề tổng hợp các chương sớm để tránh hiện tượng học chương này thì quên chương khác.
Mỗi học sinh nên có một tờ tóm tắt kiến thức, dán trước bàn học để dễ dàng tra cứu khi làm bài tập; 1 quyển sổ để ghi lại các kiến thức mới đối hoặc những kiến thức mình hay quên.
Ngoài viên nên tham gia những buổi thi thử để làm quen với áp lực thời gian và môi trường thi thật, trong khi thi, nhớ tránh các câu hỏi khó, để làm sau cùng. Đọc đề lần lượt, câu nào định hình cách làm thì làm ngay; đồng thời, kết hợp các kĩ năng loại trừ, phán đoán tìm kết quả các câu khó.