Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội là tài liệu tham khảo môn Lý giúp các bạn học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Lý hiệu quả. Đề thi thử gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
ĐỀ THI THỬ LẦN 3

ÐỀ THI THỬ THPH QUỐC NĂM 2015
VẬT LÝ - Thời gian : 90 phút

Mã đề: 135

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.1023 mol-1, 1 u = 931,5 MeV/c2.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ có cùng bản chất với sóng ánh sáng.

B. Sóng cực ngắn bị phản xạ bởi tầng điện li nên có thể truyền đến mọi điểm trên Trái đất.

C. Không khí hấp thụ mạnh sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nên những sóng này không thể truyền đi xa.

D. Nguyên tắc phát và thu sóng điện từ dựa trên hiện tưởng cộng hưởng điện từ.

Câu 2: Cho một mạch dao động gồm một tụ điện phẳng điện dung Co và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kỳ T0. Khi cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại thì người ta điều chỉnh khoảng cách giữa các bản tụ điện, sao cho độ giảm của cường độ của dòng điện trong mạch sau đó tỉ lệ với bình phương thời gian; chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu điều chỉnh, bỏ qua điện trở dây nối. Kể từ lúc bắt đầu điều chỉnh thì cường độ dòng điện trong mạch bằng không sau một khoảng thời gian

A. Δt = T0√2/π (s). B. Δt = T0/π (s). C. Δt = T0/√2 (s). D. Δt = T0/π√2 (s).

Câu 3: Tụ điện của máy phát sóng điện từ có giá trị điện dung C1 ứng với tần số phát f1. Nếu mắc nối tiếp với C1 một tụ khác có điện dung C2 = nC1 thì tần số phát f2. Tỉ số f1/f2

A. 1/√(1 + n). B. √(1 + 1/n). C. 1/n. D. √(1 + n).

Câu 4: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 2 m dao động điều hòa cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng λ = 1 m. Một điểm A nằm cách S1 một đoạn là l với AS1 vuông góc với S1S2. Giá trị cực đại của để tại A có được cực đại của giao thoa là

A. 1,8 m. B. 1,5 m. C. 1,2 m. D. 1 m.

Câu 5: Một lượng chất phóng xạ 9943Tc tecnexi (thường được dùng trong y tế) được đưa đến bệnh viện lúc 9 giờ sáng ngày thứ hai. Đến 9 giờ sáng ngày hôm sau người ta thấy lượng phóng xạ của mẫu chất chỉ còn lại lượng phóng xạ ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ tecnexi này là

A. 12 giờ. B. 6 giờ. C. 9,28 giờ. D. 8 giờ.

Câu 6: Con lắc đơn dài 56 cm được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của các thanh ray. Lấy g = 9,8m/s2. Cho biết chiều dài của mỗi thanh ray là 12,5m. Biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ

A. 24 km/h. B. 72 km/h. C. 40 km/h. D. 30 km/h.

Câu 7: Cho đoạn mạch xoay chiều như hình 2, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,159 H, điện trở R = 40, tụ điện có điện dung C có thể thay đổi giá trị. Các vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 100√3cos100πt (V). Điều chỉnh giá trị điện dung C của tụ điện đến khi vôn kế V2 chỉ giá trị cực đại U2 thì vôn kế V1 chỉ giá trị U1. Tỉ số giữa hai số chỉ của hai vôn kế đó là

A. U2/U1 = 1,2811. B. U2/U1 = 4,8321 C. U2/U1 = 0,4512. D. U2/U1 = 2,3218.

Câu 8: Cho một lăng kính tiết diện là một tam giác cân ABC (cân tại A), có góc chiết quang A = 200. Chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc theo công thức n = a + b/λ2, trong đó a = 1,26; b = 7,555.10-14 m2, còn λ đo bằng m. Chiếu vào mặt bên của lắng kính một tia sáng đơn sắc bước sóng λ. Bước sóng λ để góc lệch của tia ló đạt giá trị cực tiểu và bằng 120

A. 460,2491 nm. B. 480,4219 nm. C. 450,9124 nm. D. 640,9421 nm.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang. Khi vật có li độ 3 cm thì động năng của vật nặng lớn gấp đôi thế năng đàn hồi của lò xo. Khi vật có li độ 1 cm thì so với thế năng đàn hồi của lò xo, động năng của vật lớn gấp

A. 18 lần. B. 16 lần. C. 26 lần. D. 9 lần.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.

Câu 11: Với một sóng âm, khi cường độ âm tăng gấp 100 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm tăng thêm

A. 40 (dB). B. 20 (dB). C. 100 (dB). D. 30 (dB).

Câu 12: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây ?

A. Đều là các phản ứng hạt nhân xẩy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.

B. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.

C. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.

D. Để các phản ứng đó xẩy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

Câu 13: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN vuông góc với các vân giao thoa, MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là

A. 0,4 µm. B. 0,5 µm. C. 0,7 µm. D. 0,6 µm.

Câu 14: Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đi từ không khí vào một bể nước dưới góc tới i = 600, chiều sâu của bể nước là h = 0,5 m. Dưới đáy bể đặt một gương phẳng song song với mặt nước. Biết chiết suất của nước đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,34 và 1,33. Độ rộng của chùm tia ló ra khỏi mặt nước là

A. 11,0246 mm. B. 4,2453 mm. C. 5,5123 mm. D. 4,6223 mm.

Câu 15: Đoạn mạch gồm một cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số f. Cho biết điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch là 37,5 V. Ban đầu cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,1 A, điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây là 50 V và giữa 2 đầu tụ điện là 17,5 V. Cho tần số f thay đổi đến giá trị 330 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng đạt cực đại. Giá trị L và C là

A. L = 1/2π H, C = 10-3/75π F. B. L = 2/5π H, C = 10-3/75π F.

C. L = 2/5π H, C = 10-3/175π F. D. L = 1/2π H, C = 10-3/175π F.

Câu 16: Cuộn dây có điện trở 10Ω và độ tự cảm √3/10π H mắc nối tiếp với một hộp kín X chỉ gồm 2 trong 3 phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = 100√2cos(100πt + π/4) V thì thấy điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 40 V và ở hai đầu hộp kín X là 60 V. Các phần tử trong hộp X có giá trị

A. Rx = 10Ω, Lx = √3/π H. B. Rx = 40Ω, CLx = 10-4/3π H.

C. Rx = 15Ω, Lx = 3√3/20π H. D. Rx = 14,1Ω, Cx = 10-4/3π H.

Câu 17: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng I-âng, nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc bước sóng λ1 và λ2 thì trong khoảng giữa hai vị trí gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm thấy 3 vân sáng của bức xạ λ1 và 6 vân sáng của bức xạ λ2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc bước sóng λ2 và λ3 thì trong khoảng giữa hai vị trí gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm thấy 4 vân sáng của bức xạ λ2 và 5 vân sáng của bức xạ λ3. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc bước sóng λ1 và λ3 thì trong khoảng giữa hai vị trí gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm thấy

A. 9 vân sáng của bức xạ λ1 và 20 vân sáng của bức xạ λ3.

B. 10 vân sáng của bức xạ λ1 và 8 vân sáng của bức xạ λ3.

C. 8 vân sáng của bức xạ λ1 và 17 vân sáng của bức xạ λ3.

D. 7 vân sáng của bức xạ λ1 và 16 vân sáng của bức xạ λ3.

Câu 18: Điện áp giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-dơ là U = 12 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectrôn phát ra từ catốt bằng không. Bước sóng nhỏ nhất của tia X do ống này có thể phát ra là

A. 73,1966 pm. B. 0,73 pm. C. 1,035.10 -10 m. D. 10,35 pm.

Câu 19: Người ta dùng tia laze CO2 có công suất 12 W để làm dao mổ trong y tế. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kgđộ, nhiệt hoá hơi của nước là 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là 370C, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m2. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong mỗi giây là

A. 4,755 mm3. B. 5,745 mm2. C. 4,557 mm3. D. 7,455 mm3.

Câu 20: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục ox. Biết với cùng một độ dài quãng đường thì tốc độ trung bình cực đại của chất điểm là 75 cm/s gấp hai lần tốc độ trung bình cực tiểu. Tốc độ của chất điểm khi đi qua vị trí cân bằng là

A. 37,5π cm/s. B. 25π cm/s. C. 37,5π cm/s. D. 50π cm/s.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

B

11

B

21

B

31

A

41

D

2

D

12

C

22

A

32

D

42

B

3

B

13

B

23

B

33

C

43

A

4

B

14

C

24

B

34

D

44

A

5

C

15

C

25

C

35

D

45

A

6

D

16

C

26

C

36

A

46

A

7

A

17

A

27

D

37

B

47

A

8

B

18

C

28

C

38

C

48

B

9

C

19

A

29

A

39

A

49

C

10

C

20

B

30

C

40

C

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm