Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng (Matrix digraph or quality table)
Chúng tôi xin giới thiệu bài Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng (Matrix digraph or quality table) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng
Biểu đồ ma trận là trái tim của bảy công cụ mới. Mục đích của biểu đồ ma trận là vạch ra mối quan hệ qua lại và tương quan giữa các nhiệm vụ, chức năng đặc tính và thể hiện tầm quan trọng tương đối của chúng. Có rất nhiều phiên bản của biểu đồ ma trận, nhưng loại được sử dụng nhiều nhất là một ma trận rất đơn giản hình chữ L được gọi là bảng chất lượng, ngoài ra còn có biểu đồ ma trận hình chữ T, chữ L, chữ I...
Biểu đồ ma trận hình chữ L
Đây là dạng cơ bản của biểu đồ ma trận. Trên hình chữ L, hai nhóm hạng mục có quan hệ tương quan với nhau được trình bày dưới dạng hàng và cột. Đây là một cách thể hiện hai chiều đơn giản cho thấy sự tương tác của các cặp hạng mục có liên quan. Nó có thể được sử dụng để trình bày quan hệ giữa các hạng mục ở tất cả các khu vực vận hành, bao gồm: hành chính, sản xuất, nhân sự, R&D,… để xác định tất cả các nhiệm vụ trong tổ chức cần thiết phải được hoàn thành và làm thế nào để có thể phân bố các nhiệm vụ đến các cá nhân.
Trong một QFD thậm chí sẽ lý thú hơn nếu từng người hoàn thành ma trận một mình và sau đó so sánh với những người khác trong nhóm
Bảng chất lượng
Trong một bảng chất lượng các đòi hỏi của khách hàng (các CÁI GÌ) được phân tích theo các đặc điểm chất lượng thay thế (các NHƯ THẾ NÀO). Quan hệ tương quan giữa hai nội dung được phân loại thành mạnh, trung bình và có thể. Các đòi hỏi của khách hàng thể hiện ở bên trái của ma trận được quyết định cùng với sự hợp tác của khách hàng.
Cố gắng này sẽ đòi hỏi sự trao đổi miệng với khách hàng. Cố gắng này sẽ đòi hỏi sự trao đổi miệng với khách hàng và hỏi ông ta xem đó có phải là điều ông ta muốn không, sau đó sửa lại và lặp lại quá trình nếu cần thiết. Điều này có thể được thực hiện trong một cuộc gặp gỡ chung với khách hàng nếu có thể. Sẽ rất giá trị nếu sử dụng một biểu đồ cây để đưa ra cấu trúc cho công việc này.
Phía bên phải của biểu đồ thông thường được sử dụng để so sánh hoạt động hiệu tại với hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, kế hoạch công ty, các điểm bán tiềm năng gắn với nhu cầu khách hàng. Cho điểm về tầm quan trọng từng hạng mục để có được một “tầm quan trọng chất lượng tương đối”, mà có thể được sử dụng để xác định các đòi hỏi cốt lõi của khách hàng. Tầm quan trọng chất lượng tương đối sau đó được sử dụng với các mối tương tác được xác định trên ma trận để quyết định các đặc điểm chất lượng cốt lõi.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng (Matrix digraph or quality table) về khái niệm, đặc điểm và vai trò của biểu đồ ma trận, bảng chất lượng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng (Matrix digraph or quality table). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.