Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)
Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Khái niệm
Trong thực tế, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều cải tiến chất lượng. Nếu không có phương thức xác định những vấn đề quan trọng để tập trung giải quyết sẽ dẫn đến phân tán, lãng phí nguồn lực. Biểu đồ Pareto là công cụ hiệu quả giúp các nhà quản trị lựa chọn đúng những vấn đề cần ưu tiên, tập trung sự chú ý.
Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể (một dạng trục trặc hoặc một nguyên nhân gây trục trặc, ...) chiều cao mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào kết quả chung. Mức đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí chung. Mức đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liên quan đến mỗi cá thể hoặc các phép đo khác về kết quả.
Đường tần số tích lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp tích lũy của cá thể.
Bằng sự phân biệt ra những cá thể quan trọng nhất với những cá thể ít quan trọng hơn, ta có thể thu được sự cải tiến lớn nhất với chi phí ít nhất.
Tác dụng
Biểu đồ Pareto giúp:
Nhận biết vấn đề quan trọng của từng vấn đề;
Lựa chọn những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước;
Thấy được kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng sau khi đã tiến hành các hoạt động cải tiến
Trình tự xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu (đơn vị đo, thời gian thu nhập).
Bước 2: Sắp xếp dữ liệu theo số lượng từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Tính tần số tích lũy.
Bước 3: Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót.
Bước 4: Tính tỷ lệ % theo sai số tích lũy.
Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto.
Kẻ hai trục tung, một ở đầu và một ở cuối trục hoành. Thang bên trái được định cỡ theo đơn vị đo, chiều cao của nó phải bằng tổng số độ lớn của tất cả các cá thể. Thang bên phải có cùng chiều cao và được định cỡ từ 0 đến 100%. Trên mỗi cá thể vẽ hình chữ nhật có chiều cao biểu thị lượng đơn vị đo cho cá thể đó. Lập đường tần số tích lũy.
Bước 6: Xác định các cá thể quan trọng nhất để cải tiến chất lượng.
Khi áp dụng biểu đồ này để tìm hiểu những hiện tượng trong thương mại thì cũng nhận thấy rằng 20% mặt hàng thể hiện 80% doanh số,…Vì thế, hiện tượng này được xem như một định luật của tạo hóa và được gọi là định luật 20 – 80.
Tuy nhiên, con số 20 -80 chỉ là tương đối chứ không phải một tỷ số chính xác. Áp dụng nguyên tắc 80/20 của Pareto: 80% vấn đề trong công việc phát sinh từ 20% nguyên nhân chủ đạo. Trong quản lý chất lượng, cũng thường nhận thấy rằng:
- 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.
- 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng.
Một số lưu ý khi sử dụng Pareto
Khách hàng: Phân tích Pareto chỉ từ quan điểm của nhà sản xuất có thể tạo ra một loạt thứ tự ưu tiên mà bỏ qua khách hàng, cả người sử dụng kế tiếp lẫn người sử dụng cuối cùng.
Sự ổn định: Những dữ liệu được thu thập cho phân tích Pareto có thể xuất phát từ quá trình không ổn định, do đó việc giải thích kết quả đã trở nên khó khăn. Trong trường hợp này nên đánh giá ổn định của quá trình trước.
Sự đo lường: Định nghĩa về khuyết tật thường không rõ ràng vì vậy các nhóm Pareto có thể được xác định không chính xác.
Chi phí: Những vấn đề quan trọng không phải lúc nào cũng là khắc phục đòi hỏi tốn nhiều chi phí nhất.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) bao gồm khái niệm, tác dụng, trình tự xây dựng biểu đồ Pareto...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.