Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch

Những bài văn mẫu hay lớp 7

Văn mẫu lớp 7: Bình giảng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Bình giảng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch

Bài làm

Lí Bạch quê ở Cam Túc, nhưng sinh ở Tứ Xuyên. Thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và Thanh Thành đọc sách, ngắm trăng. Những ấn tượng và kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương đối với ông không thể nào quên. Suốt cuộc đời mấy mươi năm “chống kiếm bỏ quê hương, từ biệt cha mẹ viễn du” cho đến khi qua đời ở tỉnh An Huy, hình ảnh của quê hương, nhất là những đêm trăng sáng thanh tĩnh đối với ông rất tha thiết, đầy nỗi nhớ thương. Tình cảm sâu lắng đó Lí Bạch đã diễn tả trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ).

Nếu bài Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên hùng tráng, thì Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh. Thời gian trong bài Xa ngắm thác núi Lư là ban ngày, ánh nắng mặt trời chiếu rọi. Thời gian trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là ban đêm, ánh trăng sáng bằng bạc. Bài Xa ngắm thác núi Lư ca ngợi cảnh đẹp thác nước. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là tình cảm suy tư trong đêm trăng sáng.

Như tựa đề, bài thơ mang hai nội dung. Nội dung thứ nhất miêu tả “đêm thanh tĩnh” (tĩnh dạ) và nội dung thứ hai là suy nghĩ (tư) của tác giả trong đêm thanh tĩnh đó. Để làm nổi bật nội dung thứ nhất. Lí Bạch đã dùng ba câu thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt. Ba câu thơ ngắn gọn, hàm xúc, miêu tả cảnh ban đêm thanh tĩnh. Đêm thanh tĩnh là đêm bầu trời trong xanh, mát mẻ, không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng, êm ả, thơ mộng, trữ tình. Ngay từ câu thơ đầu, chủ đích của Lí Bạch là tả ánh trăng sáng để tượng trưng cho đêm thanh tĩnh. Ánh trăng ở đây chẳng những sáng mà còn tràn ngập, chan hòa và dịu hiền. Qua âm điệu khoan thai của câu thơ 5 chữ, sự thanh tĩnh, yên tĩnh hiện lên một cách tự nhiên, đáng yêu. Ánh trăng chiếu sáng trên bầu trời, ở mặt đất và ở đầu giường.

Cuộc sống thanh bình, yên tĩnh, đêm ngủ không cần cửa đóng, then cài, nên gió trăng thả sức đến chơi. Trước ánh trăng lung linh, vằng vặc, Lí Bạch ngỡ ngàng tưởng tượng rằng “mặt đất phủ sương”. Phải là một tâm hồn giàu sức liên tưởng, thường thi vị hóa sự vật nên mới có được cái nhìn tuyệt vời, thơ mộng như thế. Ánh trăng bàng bạc, lung linh hay là sương rơi là là mặt đất? Sự liên tưởng phong phú tạo nên một hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Làm sao một tâm hồn đa cảm dạt dào cảm xúc, lai láng yêu thương như Lí Bạch lại có thể không rung động trước ánh trăng tuyệt diệu đầy hấp dẫn của chị Hằng? Hơn nữa, vầng trăng tuyệt vời kia vẫn là nguồn thi hứng vồ tận của Lí Bạch. Trăng ở đây còn là biểu tượng của một mảnh hồn cô đơn, luôn luôn mơ tìm một tâm hồn tri âm tri kỉ.

Ba câu thơ đầu đơn thuần là miêu tả cảnh vật. Mà cảnh vật tưởng tượng ở đây là ánh trăng sáng. Từ miêu tả ngoại cảnh, Lí Bạch đi sâu vào miêu tả nội tâm. Nội tâm mà tác giả diễn tả trong câu thơ cuối là tâm trạng. Hai câu thơ cuối tuy hai mà một. Tuy câu 3 và câu 4 có khác nhau, ngôn từ, ý tứ không tương đồng, nhưng nó đều bộc lộ hai trạng thái tâm trạng (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng – Cúi đầu nhớ cố hương).

Hai câu thơ cuối là hai câu thơ tuyệt hay. Hay về lời và ý về lời là ngôn ngữ trong sáng, giản đơn, dễ hiểu, từ ngữ đối nghịch (từ Cử – đê; vọng – tư, minh nguyệt – cố hương), về ý diễn tả được tư thế và tâm trạng của tác giả. Tư thế của Lí Bạch ở đây hoàn toàn trái ngược (khi ngẩng đầu nhìn trăng thì phấn khởi, vui vẻ, thoải mái – khi cúi đầu là buồn rầu, tưởng nhớ đến quê hương).

Từ “vọng” bao hàm sự ngưỡng mộ, ưu ái. Từ “minh nguyệt” được lặp lại nhưng không hề tạo cảm giác thừa mà trái lại làm người đọc thấy được tâm tình thiết tha, quyến luyến của Lí Bạch đối với trăng sáng mông lung.

Tình yêu quê hương đậm đà, như máu trong tim, như hơi thở của tác giả. Tính cách thâm trầm, kín đáo được tác giả thể hiện rất cảm xúc, đầy suy tư ở hai câu thơ sau. Hai câu thơ đôi nhau từng từ, từng ý. Mối liên hệ chặt chẽ giữa vẻ đẹp thiên nhiên với tình yêu, cảm xúc của con người trước sự vật. Ba câu thơ đầu gợi lên hình ảnh rất đẹp của thiên nhiên, nhưng chính câu thơ cuối mới là “câu thơ thần”, “điểm bút” của bài thơ. Đây là câu thơ “khép”, là đỉnh cao của cảm xúc mà tác giả dồn nén lại.

Cả bài thơ là vần bằng êm ả, nhẹ nhàng, làm cho tứ thơ vằng vặc, dàn trải, như vầng trăng sáng dàn trải, như nỗi nhớ và tình thương bao la của Lí Bạch. Ý, lời và âm điệu của bài thơ kết hợp rất hài hòa.

“Ý tại ngôn ngoại”. Với hai mươi chữ giản đơn mà chan chứa cả tâm tình ngưỡng mộ vẻ đẹp thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên mơ mộng tuyệt vời, tình cảm nhớ thương quê hương tha thiết của Lí Bạch được hiện lên qua từng câu, từng chữ của bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tuyệt vời này.

Nếu cái hay của bài Xa ngắm thác núi Lư là sự rộng lớn, hùng tráng của thiên nhiên dược diễn tả bằng sức tưởng tượng phi thường, phong phú, thì cái hay của bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là ở độ sâu của cảm xúc, ở sự thầm kín, bình dị và đầy chất thơ của cảnh vật. Cảnh thác núi Lư “ngỡ dải Ngân Hà tuột khỏi mây” làm cho người đọc bàng hoàng sửng sốt, thì hình ảnh “đầu giường ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương” cũng làm cho người đọc bàng hoàng, sửng sốt vì sự quan sát và miêu tả tinh vi của Lí Bạch.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm