Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bố cục và nội dung cơ bản của dự án

Chúng tôi xin giới thiệu bài Bố cục và nội dung cơ bản của dự án được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Bố cục thông thường của một dự án

Mục lục của bản dự án

- Tóm tắt dự án

- Thuyết minh của dự án

- Thiết kế cơ sở của dự án

- Kết luận và kiến nghị

- Phụ lục tính toán và những hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới các nội dung nghiên cứu khả thi.

2. Nội dung cơ bản trong báo cáo nghiên cứu khả thi

1. Lời mở đầu

Lời mở đầu cần đưa ra được một cách khái quát những lý do dẫn tới việc hình thành dự án. Lời mở đầu phải thu hút sự quan tâm của người đọc và hướng đầu tư của dự án, đồng thời cung cấp một số thông tin cơ bản về địa vị pháp lý của chủ đầu tư và ý đồ đầu tư cho người đọc. Lời mở đầu nên viết ngắn gọn, rõ ràng. Thông thường lời mở đầu của một bản dự án chỉ 1 - 2 trang.

2. Sự cần thiết phải đầu tư

Trình bày những căn cứ cụ thể để khẳng định về sự cần thiết phải đầu tư. Cần chú ý đảm bảo tính xác thực của các luận cứ và tính thuyết phục trong luận chứng. Các nội dung ở phần này cần viết ngắn gọn, khẳng định và thường được trình bày trong 1 - 2 trang. Trong các trường hợp quy mô dự án nhỏ hoặc sự cần thiết của đầu tư là hiển nhiên thì phần luận giải sự cần thiết phải đầu tư thường được kết hợp trình bày trong lời mở đầu của bản dự án.

Với dự án đầu tư công trình chuyển mạch khi trình bày sự cần thiết phải đầu tư cần nêu các nội dung:

- Xuất xứ và các văn bản pháp lý có liên quan để quyết định lập dự án đầu tư như căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn được duyệt, ý kiến chỉ đạo của cấp trên, các chính sách đường lối của Đảng và Chính phủ liên quan đến ngành và địa phương…

- Phân tích các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, của vùng, của địa phương và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới phát triển viễn thông trong khu vực đang xét.

- Phân tích hiện trạng mạng lưới: Tùy thuộc công trình là mở rộng, lắp mới hay nâng cấp mà cần phải có các nội dung thích hợp

3. Phần tóm tắt dự án đầu tư

Đây là phần quan trọng của dự án, là phần được lưu ý và đọc đến nhiều nhất. Mục đích của phần này là cung cấp cho người đọc toàn bộ nội dung của dự án nhưng không đi sâu vào chi tiết của bất cứ một khoản mục nội dung nào. ở đây mỗi khoản mục nội dung của dự án được trình bày bằng kết luận mang tính thông tin định lượng ngắn gọn, chính xác. Thông thường phần tóm tắt dự án đề cập các thông tin cơ bản như tên của dự án, Chủ dự án; Tên chủ đầu tư hoặc đơn vị được ủy quyền, địa chỉ, số điện thoại, số FAX; Đơn vị lập dự án; Đặc điểm đầu tư; Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư… Đối với các dự án quy mô trung bình thông thường phần tóm tắt dự án được trình bày không quá 2 trang. Những dự án quy mô lớn phần tóm tắt cũng không quá 3 trang.

4. Phần thuyết minh chính của dự án đầu tư

Phần này trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu ở bước nghiên cứu khả thi dự án trên các mặt: nghiên cứu thị trường sản phẩm (hay dịch vụ) của dự án; nghiên cứu công nghệ của dự án; phân tích tài chính của dự án; phân tích kinh tế - xã hội của dự án; tổ chức quản lý quá trình đầu tư. Trình bày phần này cần chú ý đảm bảo tính logic, chặt chẽ và rõ ràng, nhất là khi tóm tắt, kết luận về thị trường. Người thẩm định dự án có công nhận kết quả nghiên cứu thị trường hay không là tùy thuộc vào sự đánh giá của họ đối với các chứng cứ được đưa ra và phương pháp lập luận, trình bày ở phần này.

- Trình bày về phương diện công nghệ của dự án. Khi trình bày về phương diện này cần lưu ý:

+ Ngoài việc trình bày các nội dung và kết quả nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật, trong nhiều trường hợp cần nêu danh sách những chuyên viên kỹ thuật thực hiện phần việc này vì có những lĩnh vực đầu tư người thẩm định dự án rất chú trọng tới trình độ, khả năng chuyên môn của các chuyên viên kỹ thuật thực hiện.

+ Trong trình bày những tính toán kỹ thuật, cần diễn đạt chi tiết và dễ hiểu sao cho người đọc dù không phải là chuyên viên kỹ thuật cũng có thể hiểu được.

+ Nội dung chi tiết kỹ thuật nên để ở phần phụ lục hoặc phúc trình riêng.

- Trình bày về phương diện tài chính: Khi trình bày về phương diện này cần chú ý:

+ Các chỉ tiêu tài chính đưa ra phải rõ ràng và được giải thích hợp lý.

+ Căn cứ để tính toán các chỉ tiêu tài chính phải thỏa mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được;

+ Không nên tính toán quá nhiều chỉ tiêu, song cần phải đủ để phản ánh và đánh giá đúng mặt tài chính của dự án.

- Trình bày về phương diện kinh tế - xã hội:

Đồng thời với các chỉ tiêu tài chính, những người thẩm định dự án rất quan tâm tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án. Đối với cơ quan thẩm quyền Nhà nước hay các định chế tài chính, một dự án chỉ có thể được chấp thuận khi mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội. Khi trình bày phương diện kinh tế - xã hội chú ý đảm bảo những yêu cầu đặt ra như đối với việc trình bày về phương diện tài chính đã nêu ở trên. Ngoài ra cần lưu ý về phương diện kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề không thể lượng hóa được một cách đầy đủ, cần kết hợp tốt việc trình bày định tính với định lượng.

- Trình bày về phương diện tổ chức và quản trị dự án:

Người thẩm định dự án đặc biệt quan tâm tới phần tổ chức quản trị dự án vì đây là một yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại trong triển khai thực hiện một dự án đầu tư. Khi trình bày cần lưu ý.

+ Chứng minh được việc tổ chức và quản trị dự án sẽ hữu hiệu, đảm bảo cho dự án thành công.

+ Giới thiệu được trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của ban quản trị dự án (nhân sự và trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản trị dự án của từng người có thể đưa vào phần phụ lục);

+ Nêu rõ cơ chế điều hành hoạt động của dự án cũng như cơ chế kiểm tra, kiểm soát của mặt kỹ thuật và tài chính của dự án.

- Trình bày kết luận và kiến nghị:

+ Nêu rõ những thuận lợi và trở ngại cho việc thực hiện dự án;

+ Khẳng định ưu điểm và tính khả thi của dự án;

+ Các kiến nghị về chấp nhận đầu tư, về xin vay vốn cần ngắn gọn, rõ ràng.

- Phần phụ lục của dự án: Trình bày các chứng minh chi tiết cần thiết về các phương diện nghiên cứu khả thi mà việc đưa chúng vào phần thuyết minh chính của dự án sẽ làm cho phần thuyết minh chính trở nên phức tạp, cồng kềnh, do đó cần tách ra thành phần phụ đính

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bố cục và nội dung cơ bản của dự án về bố cục thông thường của một dự án và nội dung cơ bản trong báo cáo nghiên cứu khả thi...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Bố cục và nội dung cơ bản của dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm