Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp 2 môn Toán - Tiếng Việt có đáp án và bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 theo Thông tư 22 kèm theo. Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 5 này sẽ giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 1

Câu 1: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1điểm)

1.1 Chữ số 9 trong số 91,132 thuộc hàng:

a. Chục b. Trăm c. Phần mười d. Phần trăm

1.2 1. Chữ số 5 trong số 254. 836 chỉ:

a. 500 b. 5000 c. 50 000 d. 5.000.000

Câu 2: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1điểm)

2.1 Kết quả của phép cộng: 125,755 + 25,315 = ?

a. 150,070 b. 151,07 c.150,07 d.151,700

2.2 Phép trừ 712,54 - 48,9 có kết quả đúng là:

a. 70,765 b. 223,54 c. 663,64 d. 707,65

Câu 3: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1 điểm)

3.1 Phân số 4/5 được viết dưới dạng số thập phân là:

a. 4,5 b. 5,4 c. 0,4 d. 0,8

3.2 Lớp học có 32 học sinh số học nữ 12. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp

a. 37,5% b. 26,6% c. 384% d.20%

Câu 4: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1 điểm)

4.1 Hỗn số Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5được viết dưới dạng phân số là:

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5

4.2 Giá trị của biểu thức: 201 : 1,5 + 2,5 0,9 là:

a. 359 b.136,25 c.15,65 d.359

Câu 5: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1 điểm)

Kết quả của biểu thức: 75 + (15,2 x 5) – 30 : 2 là:

a. 136 b. 26 c. 2,6 d. 2,06

Câu 6: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1 điểm)

6.1 Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2giờ 6phút = .............giờ là:

a. 126 b. 2,1 c. 2,6 d. 2,06

6.2 Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3m2 5dm2= ............m2 là:

a. 350 m2 b. 3,5m2 c. 3,05m2 d. 3,005m2

Câu 7: Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: (1 điểm)

7.1 Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3km 15m = ............km là:

a. 3,15 km b. 31,5 km c. 3,015 km d. 30,15 km

7.2 Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3 tấn 5kg = ...... tấn là:

a. 350 tấn b. 3,5 tấn c. 3,05 tấn d. 3,005 tấn

Câu 8: Tìm x: (1 điểm)

x + 35,2 = (25,6 + 3,14) x 3

Câu 9: Đặt tính rối tính: (1 điểm)

a/ 465,74 + 352,48

b/ 196,7 - 97,34

c/ 67,8 x 1,5

d/ 52 : 1,6

Câu 10: Bài toán (1 điểm)

Một hình thang có đáy lớn 120dm, đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích hình thang đó.

Đáp án và hướng dẫn giải đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5

Câu

1.1

1.2

2.1

2.2

3.1

3.2

4.1

4.2

5.1

6.1

6.2

7.1

7.2

Ý

a

c

b

c

d

a

c

b

a

b

c

c

d

Câu 8: Tìm x:

x + 35,2 = (25,6 + 3,14) x 3

x + 35,2 = 28,74 x 3

x + 35,2 = 86,22

x = 86,22 – 35,2

x = 51,02

Câu 9:

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán

Câu 10:

Bài giải

Đáy bé hình thang là:

120 x = 40 dm

Chiều cao hình thang là:

(120 + 40) : 2 = 80 dm

Diện tích hình thang là:

(120 + 40) x 80 : 2 = 6400dm2

Đáp số: 6400dm2

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5

TT

Chủ đề

Mức 1 (20%)

Mức 2 (20%)

Mức 3 (30%)

Mức 4 (30%)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Số học

Số câu

02

01

01

01

02

01

07

Câu số

1, 2

3

4

9

5

8

2

Đại lượng và đo đại lượng

Số câu

01

01

02

Câu số

7

6

3

Yếu tố hình học

Số câu

01

01

Câu số

10

Tổng số câu

02

02

02

01

01

02

10

Tổng số

02

02

03

03

10

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 2

Phần I. Trắc nghiệm ( 7điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo đúng yêu cầu của các bài tập dưới đây.

Câu 1. Hình tam giác có cạnh đáy 12cm, chiều cao 5cm. Diện tích của hình tam giác đó là:

A. 60cm2

B. 30cm

C. 120cm2

D. 30cm2

Câu 2. Giá trị của biểu thức (5 phút 35 giây + 4 phút 21 giây) : 4 là:

A. 2 phút 29 giây

B. 2 phút 14giây

C. 2 phút 35 giây

Câu 3. Thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm là:

A. 9cm3

B. 27cm3

C. 54cm3

D. 62cm3

Câu 4. Người ta tăng bán kính của một hình tròn lên gấp đôi. Vậy diện tích của hình tròn tăng lên số lần là:

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 5. Một hình lập phương có cạnh 1,5 dm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

A. 2,25dm2

B. 9 dm2

C. 3,375 cm2

D. 13,5cm2

Câu 6. Diện tích phần tô đậm của hình bên là:

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5

A. 3,44 cm2

B. 12,56 cm2
C. 34,24cm2

D. 16 cm2

Câu 7: Hình hộp chữ nhật có số cạnh là:

A. 4 cạnh

B. 6 cạnh

C. 8 cạnh

D. 12 cạnh

Câu 8. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

1,02 m3 = ..............dm3

3giờ 18 phút = .............. phút

8 dm3 135 cm3 = ........... dm3

4 năm 3 tháng = ............ tháng

Câu 9. Người ta xếp các hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm thành một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 5cm sau đó quét sơn bốn mặt bên. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình lập phương nhỏ được quét sơn?

A. 19

B. 240

C. 140

D. 236

Phần II: Tự luận (3điểm)

Câu 10. Đặt tính rồi tính:

7 giờ 45 phút + 2 giờ 35 phút 13 năm 8 tháng – 8 năm 6 tháng

................................................ .......................................................

11 giờ 30 phút 3 21 phút 15 giây : 5

................................................ .............................................................

Câu 11. Một thửa ruộng hình thang có độ dài đáy lớn 4m, đáy nhỏ 28dm và chiều cao 12dm. Tính diện tích của thửa ruộng đó là:

Bài giải
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Toán lớp 5 giữa học kì 2

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

9

Đáp án

D

A

B

C

D

A

D

C

Số điểm

0,5

1,0

0,5

1,0

0,5

1,0

0,5

1,0

Câu 8. (1 điểm) Học sinh điền đúng mỗi ý cho 0,25 điểm

1,02 m3 = 1020 dm3

3giờ 18 phút = 198 phút

8 dm3 135 cm3 = 8,135 dm3

4 năm 3 tháng = 51 tháng

Phần II. Tự luận (3 điểm)

Câu 10. (2 điểm) Điền đúng mỗi ý cho 0,5 điểm

Câu 11. (1 điểm) Bài giải

Đổi: 4m = 40 dm (0,25 điểm)

Diện tích của thửa ruộng hình thang đó là:

(40 + 28) x 12 : 2 = 408 (dm2) (0,5 điểm)

Đáp số: 408 dm2 (0,25 điểm)

Lưu ý: Học sinh giải cách khác mà cách làm đúng và kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1

Phần viết

1. Viết chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân" Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2B trang 135 viết đầu bài và đoạn (Hội thổi cơm thi...thành ngọn lửa").

2. Tập làm văn: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em.

Phần đọc hiểu

Đọc thầm mẩu chuyện sau:

Một người anh như thế

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.

- Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.

- Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ồ ước gì tớ ... - Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi, cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi.

- Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế!

- Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!"

(Đăn Clát)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1) Nhân vật "tôi" trong câu chuyện có chuyện gì vui?

a. Được đi chơi công viên
b. Sắp được món quà sinh nhật
c. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

2) Điều gì khiến nhân vật "tôi" tự hào và mãn nguyện?

a. Có anh trai
b. Được anh trai yêu mến, quan tâm.
c. Có xe đạp đẹp

3) Nhân vật "tôi" đoán cậu bé ước mơ điều gì?

a. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp
b. Ước có một chiếc xe đạp đẹp
c. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp

4) Cậu bé ước mình có thể trở thành "một người anh như thế" nghĩa là ước điều gì?

a. Ước trở thành người anh biết mua xe đạp tặng em.
b. Ước trở thành người anh yêu thương quan tâm đến em và có khả năng giúp đỡ em mình.
c. Ước trở thành người anh được em trai yêu mến.

5) Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất?

a. Nhân vật "tôi" được người anh tặng cho một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.
b. Cậu bé quyết tâm trở thành một người anh có khả năng cho em mình những gì cần thiết.
c. Cậu bé có một người em tàn tật.

6. Tìm các đại từ xưng hô trong các câu hội thoại của bài văn trên?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7. Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

8. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé trong câu chuyện "Một người anh như thế"

.............................................................................................................................................................................

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt giữa học kì 2 lớp 5

I. Phần đọc hiểu: (4 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

A

B

Câu 6: (0,5đ)

Tôi, bạn, tớ, anh, em.

Câu 7: (0,5đ)

Của, ra, với, và

Câu 8: (0,5đ)

Cậu là một người anh rất yêu thương em trai của mình. Cậu có một người em trai nhỏ bị tàn tật đang ngồi đợi người anh của mình trên chiếc ghế đá, lòng yêu thương em trai của cậu thể hiện rõ trong lời hứa đầy quyết tâm "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé".

II. Chính tả (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Nếu lỗi chính tả lặp lại nhiều lần trong bài viết, chỉ tính một lỗi; thiếu, thừa chữ: (3 chữ trừ 0,25 điểm).

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, mẫu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,25 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn (3 điểm)

VÍ DỤ

1. Yêu cầu cần đạt:

- Viết được bài văn tả đồ vật (đúng chủ đề)

- Độ dài bài viết khoảng 10-15 câu

- Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

- Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp.

- Bài viết thể hiện cảm xúc.

- Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau:

a) Phần Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu được đồ vật em sẽ tả

b) Phần thân bài: (2 điểm)

- Tả bao quát hình dáng bên ngoài và nêu rõ được một số nét đặc sắc nhất

- Nêu được chất liệu của đồ vật ra sao và tác dụng của đồ vật đó?

c) Phần kết bài (0,5 điểm)

- Nêu được cảm xúc của bản thân về đồ vật đó

2. Đánh giá cho điểm:

- Điểm 3: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh, so sánh, từ láy... để nói lên cảm xúc của bản thân khi tả đồ vật.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu ... có thể cho các mức điểm giảm dần từ 2,5 điểm đến 0,5 điểm.

Lưu ý:

- Điểm kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, chính tả, tập làm văn nếu là số thập phân thì giữ nguyên không làm tròn.

- Chỉ làm tròn một lần khi cộng điểm hai phần kiểm tra Đọc và Viết thành điểm môn Tiếng Việt. (Ví dụ: Bài kiểm tra viết = 6,5; Bài kiểm tra đọc = 7; điểm trung bình bài kiểm tra môn Tiếng Việt = 6,75 được làm tròn thành 7).

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thầm (7 điểm)

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

(Xuân Lương)

Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?

A. Vì bạn ấy bị đau mắt.
B. Vì bạn ấy không có tiền
C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?

A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.
B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.

Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?

A. Cô là người quan tâm đến học sinh.
B. Cô rất giỏi về y học.
C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?

A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
C. Cô là người luôn sống vì người khác.
D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng "công" có nghĩa là của chung, của nhà nước?

A. công minh

B. công nhân

C. công cộng

D. công lí

Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép:

A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau "Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống." Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ:

A. Cô

B. Tôi

C. Cô và tôi

Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "trật tự"

A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.

Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em.

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm).

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: "Nghĩa thầy trò" (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) - sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79.

2. Bài tập: Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca-gô

..........................................................................................

II. Tập làm văn:

Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt giữa học kì 2 lớp 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

6

7

8

9

Đáp án

D

C

A

B

C

B

C

A

Số điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

1,0

0,5

Câu 5: (1 điểm)

Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho.

Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung câu trả lời trong bài làm của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm phù hợp (1,0 – 0,5 – 0)

Câu 10: (1 điểm)

Học sinh đặt đúng thể loại câu ghép có nội dung theo yêu cầu và biết dủ dụng dấu câu cho đúng (cho 1 điểm)

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

* GV cho HS đọc một đoạn văn (khoảng 115 tiếng/phút) và trả lời 01 câu hỏi về nội dung đoạn đó, trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II.

Lưu ý: Tránh trường hợp 2HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau

* GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình

(Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm)

- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS. Cụ thể:

Tiêu chí

Điểm

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ

- Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng

- Đọc sai từ 5 tiếng trở lên

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên

0,5 điểm

0,25 điểm

0.25 điểm

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm

- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm

0,5điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu

- Đọc quá 1 phút đến 2 phút

- Đọc quá 2 phút

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

+ Trả lời đúng ý câu hỏi

- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng

- Trả lời sai hoặc không trả lời được

0, 5 điểm

0,25 điểm

0 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả: (3 điểm)

1. Bài viết: (2.5 điểm)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,25 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

Chú ý : Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi

2. Bài tập: (0.5 điểm)

Học sinh viết đúng chính tả mỗi từ cho 0,25 điểm:

Ten-sinh No-rơ-gay, Chi-ca-gô

II. Tập làm văn (7 điểm)

Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm:

Nội dung: (6,5 điểm)

- Đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật).

- Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí.

+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

+ Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để giáo viên cho điểm.

Điểm cụ thể từng phần:

- Phần mở bài 1,0 điểm

- Phần thân bài: 4,5 điểm.

+ Tả bao quát: 1 điểm.

+ Tả từng bộ phận: 2,5 điểm.

+ Tả cảnh vật, thiên nhiên xung quanh, hoạt động của người và vât có liên quan: 1 điểm.

- Phần kết luận: 1,0 điểm.

Hình thức: (0,5 điểm)

- Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm)

Đề cương và đề ôn tập môn Toán giữa học kì 2 lớp 5:

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Top Đề thi giữa học kì 2 lớp 5

Bên cạnh đó, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh khác trong chuyên mục. Mời các em cùng quý phụ huynh tải đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
604
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh

    Xem thêm