Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên mầm non có đáp án

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên mầm non

VnDoc.com xin gửi tới quý thầy cô bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi cho kỳ thi khảo sát năng lực giáo viên sắp tới nhé.

PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO VẠN LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Vạn Long, ngày 12 tháng 11 năm 2013

BỘ ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Có mấy cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống?

a) 1 cách

b) 2 cách

c) 3 cách

Đáp án: b là đáp án đúng.

Câu 2: Những phương pháp nào dưới đây phát huy mạnh hơn tính tích cực nhận thức của trẻ

a) Vấn đáp, tìm tòi, khám phá

b) Thuyết minh – giải thích, minh họa

c) Làm thí nghiệm – giải thích, minh họa

d) Trẻ thực hành, quan sát, tìm tòi

Đáp án: d

Câu 3. Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là

a) Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức

b) Phát huy tính tích cực của trẻ

c) Dạy kiến thức cơ bản, vững chắc

Đáp án: b

Câu 4. Vai trò của cô giáo trong phương pháp dạy học tích cực

a) Truyền đạt nội dung kiến thức gần gũi trẻ.

b) Gợi mở, hướng dẫn trẻ trong các hoạt động tìm tòi khám phá.

c) Tích cực sử dụng các thiết bị nghe nhìn.

Đáp án: b

Câu 5. Câu hỏi nào dưới đây để hỏi trẻ mà anh (chị) cho là sẽ kích thích nhiều tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động LQVT?

a) Hai nhóm này có số lượng khác nhau.

b) Hai nhóm này có số lượng bằng nhau phải không.

c) Có cách nào làm 2 nhóm này có số lượng bằng nhau.

d) Làm thế nào để 2 nhóm có số lượng bằng nhau.

Đáp án: c

Câu 6: Tuổi nào nên bắt đầu đi học trường mầm non?

a) Từ 4 – 72 tháng tuổi.

b) Từ 6 – 72 tháng tuổi.

c) Từ 4 – 36 tháng tuổi.

d) Từ 3 – 6 tuổi.

Đáp án: b

Câu 7: Ở giai đoạn nào trẻ hiểu được 2000 từ?

a) Giai đoạn 3 – 4 tuổi.

b) Giai đoạn 4 – 5 tuổi.

c) Giai đoạn 5 – 6 tuổi.

Đáp án: c

Câu 8: Tư duy trực quan hình tượng là kiểu tư duy đặc trưng của lứa tuổi nào?

a) Từ 3 - 4 tuổi.

b) Từ 4 - 5 tuổi.

c) Từ 5 - 6 tuổi.

Đáp án: c

Câu 9: 1 ngày trẻ uống bao nhiêu lít nước là đủ?

a) 1 – 1,5 lít.

b) 1,6 – 2 lít.

c) 2 – 2,5 lít.

Đáp án: b

Câu 10: Tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ bao nhiêu phút là hợp lý?

a) 100 phút.

b) 150 phút.

c) 180 phút.

Đáp án: b

Câu 11: Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của 1 trẻ/ 1 ngày là bao nhiêu kcal?

a) 1270 kcal.

b) 1370 kcal.

c) 1470 kcal.

d) 1570 kcal.

Đáp án: 1470 kcal.

Câu 12: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động nào sau đây đóng vai trò chủ đạo?

a) Hoạt động lao động.

b) Hoạt động học.

c) Hoạt động vui chơi.

Đáp án: c

Câu 13: Khi xây dựng các góc hoạt động ta căn cứ vào phương án nào?

a) Diện tích phòng học và đồ dùng học liệu.

b) Nội dung cụ thể từng chủ điểm.

c) Độ tuổi và số trẻ trong lớp.

d) Tất cả các phương án trên.

Đáp án: d

Câu 14: Theo Điều lệ trường mầm non quy định, trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non là?

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non.

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non.

c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non.

Đáp án: a

Câu 15. Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm có mấy chương? Bao nhiêu điều?

a) 4 chương 13 điều.

b) 5 chương 14 điều.

c) 6 chương 15 điều.

Đáp án: a

Câu 16: Việc thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Quyết định số mấy của Bộ GD&ĐT?

a) Quyết định số 02.

b) Quyết định số 03.

c) Quyết định số 04.

d) Quyết định số 05.

Đáp án: a

Câu 17: Thực hiện cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động từ năm nào?

a) 2008.

b) 2009.

c) 2010.

Đáp án: a

Câu 18: Theo điều lệ trường mầm non giáo viên mầm non có bao nhiêu quyền sau đây?

a) 3 quyền.

b) 5 quyền.

c) 6 quyền.

d) 7 quyền.

Đáp án: b

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Bạn có nhận xét gì về giáo dục mầm non hiện nay?

Câu 2. Theo bạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn gì?

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Vạn Ninh;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên đề 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT GIÁO VIÊN BẬC HỌC MẦM NON

Năm học 2009 – 2010

––––––––––––––––

PHẦN THI: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

=============

Câu 1: Đồng chí hãy nêu các nhóm phương pháp giáo dục trẻ? Trình bày nhóm phương pháp "Thực hành trải nghiệm"?

Câu 2: Nêu các nguyên tắc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường? Trình bày nội dung và các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ khi thực hiện chủ đề "Phương tiện giao thông"?

Câu 3: Trình bày các bước thực hành thao tác "Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng"? Theo đồng chí: Khi hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng chúng ta cần lưu ý những điểm gì?

Câu 4: Soạn giáo án hoạt động Thể dục buổi sáng cho cả tuần ở độ tuổi mình phụ trách?

PHÒNG GD – ĐT LỘC HÀ

================

Ghi chú: - Điểm trình bày toàn bài 1 điểm.

- Không được sử dụng: điện thoại di động, máy nhắn tin, các tài liệu liên quan và trao đổi trong phòng thi.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (5 điểm)

* Nêu được 5 nhóm phương pháp giáo dục trẻ: (2 đ)

1. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm.

2. Nhóm phương pháp dùng lời.

3. Nhóm phương pháp trực quan minh hoạ.

4. Nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ.

5. Nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá

* Trình bày được phương pháp "Thực hành trải nghiệm" (3 đ)

· Phương pháp thao tác với đồ vật: Là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động đối với các đồ vật, đồ dùng, đồ chơi nhằm cùng cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.

· Phương pháp dùng trò chơi: Là sử dụng các loại trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục trẻ, kích thích trẻ tự nguyện,hứng thú, tích cực.

· Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

Câu 2: (6 điểm)

* Nêu được 3 nguyên tắc sau: (2 đ)

- Nguyên tắc 1: Nội dung GDBVMT có mối liên quan với giáo dục chăm sóc sức khoẻ.

- Nguyên tắc 2 : Nội dung GDBVMT dựa vào hoạt động có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chính.

- Nguyên tác 3: Những hiện trạng môi trương mà cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, cô có thể nêu ở trường hoặc ở địa phương thật cụ thể.

* Nêu được các nội dung GDBVMT và các hoạt động : (4 đ)

1. Nội dung :

Ø Môi trường và các phương tiện giao thông hoạt động.

Ø Bé nhận biết và phân biệt các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường và không khí.

Ø Nguyên nhân của môi trường bị bẩn.

Ø Cần làm gì để cho môi trường sạch..

2. Các hoạt động:

Ø Đàm thoại, xem tranh, mô hình, thực tế…

Sử dụng tranh cho trẻ và cho trẻ đánh dấu những gì thuộc về môi trường.

Ø Quan sát tranh ảnh, thực tế.

Vẽ, tô màu, gạch các hành vi.

Chơi lô tô.

Trẻ đưa ra nhận xét, cảm giác của mình.

Ø Thảo luận, xem tranh và đàm thoại.

Giải quyết tình huống.

Đàm thoại.

Trải nghiệm (Đi đường theo hàng, theo lối….không làm ảnh hưởng, ùn tắc giao thông)

Câu 3: (5 điểm)

* Trình bày các bước thực hành thao tác "Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng":(4 đ)

a.Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các đồ dùng vệ sinh để rửa tay:

- Cách lấy nước để rửa tay:

+ Lấy nước từ vòi:

- Đối với kiểu vòi xoay: Khi mở, vặn ngược chiều kim đồng hồ, vặn vừa phải để nước không bắn vào quần áo. Dùng xong, tắt voi bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ.

- Đối với kiểu vòi gật gù: Lấy nước bằng cách đặt tay vào phía dưới cần gạt, nâng nhẹ lên trên, hướng dẫn trẻ đẩy vừa phải để nước không chảy mạnh quá, bắn vào quần áo. Dùng xong, tắt vòi bằng cách ấn nhẹ xuống dưới về vị trí ban đầu.

+ Dùng gáo lấy nước: Hướng dẫn trẻ cách cầm gáo, cách múc nước đổ vào chậu hoặc hướng dân trẻ múc nước cho bạn rửa tay, dùng gáo xong treo gáo ( úp gáo ) cẩn thận không để gáo dưới đất.

Nên có vật hứng nước bẩn đặt ở phía dưới vòi nước, nếu dùng chậu, khi chậu đầy nước, phải đổ đi để nước bẩn không bám vào người. Đối với nơi có điều kiện nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng. Xà phòng để ở nơi cao ráo không đọng nước, vừa tầm với trẻ, dùng xong để vào vị trí quy định.

b. Hướng dẫn trẻ thực hành rữa tay:

Xắn cao tay áo, dưa tay vừa tầm xuôi dưới vòi nước sạch, sao cho nước chảy từ cổ tay xuống làm ướt toàn bộ tay, xoa 2 lòng bàn tay vào nhau. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay. Rửa nhẹ nhàng, kỹ càng từ cổ tay, mu bàn tay, ngón tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, dùng tay này kỳ cho tay kia nhiều lần, chú ý kỳ chổ bẩn cho đến khi sạch xạ phòng mới thôi, chụm 5 đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia, xoay đi xoay lại nhiều lần. Sau khi rửa sạch tay, vẫy nhẹ tay , lau khô tay và bỏ ống tay xuống.

Nếu rửa tay bằng chậu: Đổ nước bẩn, tráng chậu, múc nước khác. Nhúng tay vào chậu nước mới múc, kỳ nhẹ một lượt.Vẫy nhẹ tay, lau khô tay, bỏ ống tay xuống.

Sau khi rửa tay cho trẻ xong, cô giáo, bố mẹ nên trò chuyện, hỏi để trẻ nhắc lại những điều cô và cha mẹ đã dạy, trên cơ sở đó giúp trẻ ghi nhớ những điều đã học.

Đối với những trẻ lần đầu thực hành rửa tay, cô giáo, bố mẹ có thể làm mẫu cho trẻ xem, sau đó đẻ trẻ bắt chước theo, tiếp đó mới để trẻ tự rửa với sự giúp đở của người lớn. Dần dần, khi trẻ đã quen, cô giáo, bố me để trẻ tự rửa và nhắc trẻ làm đúng động tác theo thứ tự đã hướng dẫn cho trẻ.

- Động viên trẻ để trẻ mau tiến bộ.

* Nêu ra các lưu ý sau: (1 đ)

- Các dụng cụ phải để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Rèn cho trẻ co thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Khi rửa tay cần rửa kỹ kẽ tay, rửa sạch xà phòng.

- Tiết kiệm nước sạch.

Có thể thông qua bài hát, chuyện kể, thơ ca để giáo dục trẻ giữ vệ sinh thân thể.

Câu 4: (3 đ)

- Giáo án rõ ràng, đầy đủ 3 phần (Khởi động; Trọng động; Hồi tĩnh)

- Đưa ra một số hình thức cho trẻ khởi động và hồi tĩnh trong tuần.

- Tập đủ 5 động tác của BTPT chung./.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm