Ca dao tục ngữ về dân chủ và kỉ luật
Những câu ca dao tục ngữ hay về dân chủ và kỉ luật
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Những câu ca dao, tục ngữ từ lâu đã trở thành những bài học quý giá dạy về cách sống, cách làm người. Một trong những đức tính quý báu đó là dân chủ và kỉ luật. Đây cũng là phần nội dung được nhắc đến trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 bài 3. Sau đây VnDoc sẽ gửi tới các bạn một số câu ca dao, tục ngữ hay về dân chủ và kỉ luật, mời các bạn tham khảo.
1. Đói tự do hơn no luồn cúi.
Luồn cúi là từ hạ mình cầu cạnh một cách đê hèn, ý câu này muốn thà nghèo chứ không làm điều bậy bạ
2. Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.
Câu này ý muốn nói về kỉ luật của mỗi nơi, mỗi khác chứ không giống nhau
3. Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.
Câu tục ngữ này nói về tính dân chủ và kỉ luật, dung biện pháp hoán dụ hình ảnh của cá kình và con trâu để chỉ con người.
4. Thà làm chim sẻ trên cành
Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.
Câu ca dao muốn nói về sự tự do dân chủ, mượn hình ảnh của con chim sẻ sống tự do để châm biếm chim hoàng anh sống trong lồng, liên tưởng đến con người.
5. Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
Câu này có nghĩa là con người phải cố gắng rèn luyện để đạt được khả năng và nhân cách
6. Đất có lề, quê có thói.
Nguyên câu này muốn nói là cái gì cũng có luật định của nó, mà chúng ta phải tuân theo, vì nếu làm trái lại thì cũng như chống lại 1 tập thể lớn.
7. Nước có vua, chùa có bụt.
Câu này có Ý nói phải cần có người cầm đầu, chịu trách nhiệm cao nhất cho sự vận hành và phát triển của một đất nước.
8. Ở quen thói, nói quen sáo.
Câu nói ý muốn nhấn mạnh tính kỷ luật và dân chủ của mỗi người chúng ta.
9. Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
Vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội; mọi sự lộn xộn, đổ vỡ hầu hết đều do không biết tổ chức, bảo ban, thiếu dạy bảo, làm gương của người có trách nhiệm.
10. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Nghĩa là bề trên như ( vua, quan, nhà cầm quyền) không quang minh, chính trực, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên! Câu này ý nhắc nhở những người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, trên lợi ích của cá nhân mình, thì đất nước mới ổn định không loạn lạc.
11. Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Hai câu thơ có nghĩa là người bề trên sống không có kỉ cương nên không dạy được kẻ dưới làm cho những kẻ dưới cũng sống không có kỉ cương
12. Dột từ nóc dột xuống.
Câu này có ý phê phán một gia đình, một tập thể mà ở đó từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất đều không ra gì, đều là đồ bỏ đi... Khuyên những người lớn tuổi, có chức quyền nên coi trọng, giữ gìn phẩm chất của bản thân nếu không muốn những người ở dưới học theo thói xấu của mình.
13. Công ai nấy nhớ tội ai nấy chịu
Câu này nghĩa là ai lập công thì người ấy được hưởng; ai phạm tội thì người ấy phải chịu
14. Vay thì trả, chạm thì đền
Câu tục ngữ có nghĩa là hãy sống có kỷ luật, nếu nợ ai thì phải trả và làm hư gì đó của người khác thì phải đền
15. Tôn ti trật tự.
Câu này tức là tổ chức xã hội gồm những cấp bậc rành mạch từ trên xuống.
16. Phép Vua thua lệ làng
Ý nói mỗi địa phương có phong tục, tập quán, tư tưởng đặc trưng riêng, đến định cư hay đến chơi nên tuân thủ phép tắc , điều lệ của điạ phương đó
17. Chí công vô tư.
Câu này có nghĩa là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, phải nghĩ đến lợi ích chung.
18. Quân pháp bất vị thân
Có nghĩa là dù là người quyền cao chức trọng hay có địa vị cũng phải tuân thủ luật pháp.
19. Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Phép công anh cứ làm, em vi phạm luật phải chấp nhận mặc dù thương em anh vẫn cứ thương, việc công thì vẫn mãi là việc công.
20. Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe?
Câu này có nghĩa là nếu minh biết được điều gi thi nên nói, nên thể hiện cho người khác biết, còn nếu ta không biết, không hiểu thi nên ngồi nghe người khác nói va biết chấp nhận. Khuyên chúng ta nên khiêm tốn một chút.
..........................
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về dân chủ và kỉ luật. Hy vọng thông qua tài liệu này, các bạn sẽ nắm được vai trò của dân chủ và kỷ luật, bên cạnh đó sẽ luôn trau dồi cho mình đức tính quý báu này.
Để hiểu thêm về Dân chủ và kỉ luật, mời các bạn tham khảo thêm bài Dân chủ và kỉ luật trên VnDoc nhé. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác tại tài liệu lớp 9 để giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.