Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 5
Với nội dung bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 bài 5: Bảo vệ hòa bình chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 9.
Mở đầu
Mở đầu trang 29 Bài 5 GDCD 9: Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
Trả lời:
- Một số việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình:
+ Anh dũng đấu tranh chống lại quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
+ Thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
+ Cử các sĩ quan, quân nhân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
+ Góp phần vào đấu tranh để bảo vệ và gìn giữ hòa bình thế giới.
Khám phá
Khám phá trang 29 GDCD 9: Em hãy cho biết sự kiện Việt Nam và Hoa Kì kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ cứu nước?
Thông tin. Ngày 27/01/1973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kì, và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Hiệp định đã nêu rõ, Hoa Kì và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kì chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Với việc Hiệp định được kí kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc kế tiếp nhau ròng rã hơn ba mươi năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Đồng bào miền Nam nhất định sẽ cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau như con một nhà, xóa bỏ thù hằn nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng, chung sức đấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện độc lập thật sự, thực hiện các quyền tự do dân chủ và hòa hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 443-447)
Trả lời:
- Sự kiện Việt Nam và Hoa Kì kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi to lớn cho dân tộc Việt Nam:
+ Buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam (bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ)
+ Buộc Mĩ và quân đồng Minh của Mĩ phải rút về nước.
+ Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi theo chiều hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Những thay đổi sau Hiệp định Pari đã tạo ra những thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Khám phá trang 29 GDCD 9: Em hãy nêu những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hoà bình là gì?
Thông tin. Ngày 27/01/1973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kì, và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Hiệp định đã nêu rõ, Hoa Kì và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kì chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Với việc Hiệp định được kí kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc kế tiếp nhau ròng rã hơn ba mươi năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Đồng bào miền Nam nhất định sẽ cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau như con một nhà, xóa bỏ thù hằn nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng, chung sức đấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện độc lập thật sự, thực hiện các quyền tự do dân chủ và hòa hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 443-447)
Trả lời:
- Những biểu hiện của hòa bình được thể hiện qua thông tin trên là:
+ Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.
+ Nội dung của Hiệp định Pari nêu rõ: Hoa Kì và các nước khác cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam; Hoa Kì phải chấm dứt chiến tranh xâm lược; chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; nhân dân miền Nam được quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do,…
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
Khám phá trang 30 GDCD 9: Từ thông tin 1, em hãy cho biết, để bảo vệ hòa bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào.
Thông tin 1. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 (2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 534)
Thông tin 2. Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít các chất độc hóa học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
(Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội)
Trả lời:
- Để bảo vệ hòa bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp, như:
+ Nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp (biểu hiện cụ thể nhất là: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946).
+ Tuy nhiên, trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
Khám phá trang 30 GDCD 9: Từ thông tin 2, em hãy cho biết, việc quân đội Mỹ rải chất độc hoá học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào. Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình.
Thông tin 1. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 (2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 534)
Thông tin 2. Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít các chất độc hóa học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
(Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội)
Trả lời:
- Hậu quả từ việc quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam:
+ Khiến cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam.
+ Nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
- Cần phải bảo vệ hòa bình vì những lợi ích to lớn, thiết thực mà hòa bình đem lại, như:
+ Mang lại cuộc sống bình yên và ổn định cho con người, để mỗi người được yên tâm phát triển bản thân và từ đó góp phần xây dựng đất nước;
+ Tạo điều kiện để mỗi quốc gia xây dựng, phát triển giàu mạnh về mọi mặt;
+ Góp phần tạo lập mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và tiến bộ xã hội giữa các quốc gia, dân tộc.
Khám phá trang 30 GDCD 9: Em hãy cho biết để bảo vệ hòa bình cần phải thực hiện các biện pháp nào.
Thông tin 1. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
(Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 (2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 534)
Thông tin 2. Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít các chất độc hóa học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam.
(Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội)
Trả lời:
- Để bảo vệ hòa bình cần phải thực hiện các biện pháp như:
+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tránh để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh;
+ Tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán, trung gian, hòa giải và các biện pháp hòa bình khác.
Khám phá trang 32 GDCD 9: Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Thông tin. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá hủy. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây nên.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370)
Trả lời:
Nhận xét:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây nhiều tổn thất to lớn cả về người và của, như:
+ Lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến.
+ Làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế.
+ Phá hủy rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống...
- Những hậu quả nặng nề của chiến tranh đã đè nặng lên vai quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa.
Khám phá trang 32 GDCD 9: Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.
Thông tin. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá hủy. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370)
Trả lời:
- Ví dụ: cuộc xung đột giữa hai bộ tộc Hutu và Tuxi ở Ruanđa vào năm 1994
- Hậu quả của cuộc xung đột này: làm hơn 80 vạn người thiệt mạng; hơn 1.2 triệu người phải tị nạn (trong khi dân số của Ruanđa vào thời điểm này chỉ có 7 triệu người)
Khám phá trang 32 GDCD 9: Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?
Thông tin. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá huỷ. Toàn bộ nền kinh tế của các nước châu Âu bị tê liệt, số tiền nợ nước ngoài tăng vọt. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 369-370)
Trả lời:
Xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa gây ra hậu quả nghiêm trọng và tổn thất nặng nề cho nhân loại. Vì vậy, chúng ta phải chung tay bảo vệ hòa bình, phê phán các hành vi phân biệt, kì thị văn hóa, dân tộc, sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 33 GDCD 9: Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình.
C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.
D. Các nước khi đã có hòa bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình.
Trả lời:
- Ý kiến a. Đồng tình, vì: tình trạng xung đột, chiến tranh gây ra hậu quả nghiêm trọng và tổn thất nặng nề cho nhân loại. Vì vậy, toàn nhân loại cần phải chung tay bảo vệ hòa bình.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: hòa bình là khát vọng chung của mọi quốc gia, dân tộc.
- Ý kiến c. Không đồng tình, vì: cũng có một số cuộc chiến tranh mang tính chất chính nghĩa, được tiến hành với mục đích phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Ví dụ như: chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc,…
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: mặc dù hòa bình được thiết lập, nhưng nhân loại luôn phải đối mặt với những nguy cơ, như: chiến tranh phi nghĩa, xung đột sắc tộc,… do đó, chúng ta luôn phải đề cao việc bảo vệ hòa bình.
Luyện tập 2 trang 33 GDCD 9: Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hòa bình và khát vọng hòa bình.
B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện.
C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình.
D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ, ...
Trả lời:
- Học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể, như:
+ Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hòa bình và khát vọng hòa bình.
+ Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện.
+ Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình.
+ Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...
- Ý nghĩa của những hoạt động đó: thể hiện suy nghĩ và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ nền hòa bình thế giới.
Luyện tập 3 trang 34 GDCD 9: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.
Trường hợp. Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang.
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn K, không đồng tình với ý kiến của bản T. Vì:
+ Việc sử dụng sức mạnh vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
+ Chúng ta có thể ngăn chặn các xung đột, mâu thuẫn thông qua nhiều biện pháp, ví dụ như: hòa giải, đàm phán,…
Luyện tập 4 trang 34 GDCD 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác.
Trả lời:
- Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc nhở các thế hệ mai sau:
+ Luôn nhớ tới cội nguồn dân tộc.
+ Biết ơn, tri ân các thế hệ cha ông đã hi sinh mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 34 GDCD 9: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng đã có cống hiến cho hòa bình và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
(*) Tham khảo: câu truyện về Nelson Mandela
Nelson Mandela (1918 - 2013) được xem là vị "cha già dân tộc" của Nam Phi. Khi còn đi học, phải chứng kiến cảnh người da đen ở Nam Phi phải đối mặt với sự áp bức vô cùng tàn khốc mọi lúc, mọi nơi, ông đã quyết tâm phải làm điều gì đó để giúp đỡ người dân của đất nước mình. Cuộc sống của ông luôn gắn liền với những khó khăn: cha mất sớm, việc học bị gián đoạn, bị săn lùng khi hoạt động chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và trên hết là 27 năm bị cầm tù. Bằng sự ngoan cường cùng với niềm tin và lí tưởng đúng đắn, ông đã vượt qua khó khăn, trở thành người có công lớn với đất nước mình và là tấm gương sáng trên toàn thế giới.
Ông từng viết rằng: “Không ai mới sinh ra đã biết căm ghét người khác chỉ vì màu da, xuất thân hay tôn giáo của họ. Họ hẳn phải học cách căm ghét những điều đó, và nếu như họ đã học cách căm ghét thì ta cũng có thể dạy họ cách yêu thương. Vì tình yêu thương thì dễ dàng làm rung động trái tim con người hơn sự căm ghét”.
Vận dụng 2 trang 34 GDCD 9: Từ những hiểu biết về hoà bình và bảo vệ hoà bình, em hãy viết một đoạn ngắn/ sáng tác một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của em về một thế giới hoà bình.
Trả lời:
(*) Đoạn văn tham khảo:
Hòa bình là trạng thái an toàn của một vùng lãnh thổ, ở đó không có sự can thiệp tiêu cực của vũ lực, vũ khí để tranh chấp quyền lợi về mọi mặt, con người có thể sống vui vẻ, bình yên. Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới.
Hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, càng không phải vấn đề cá nhân. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Thanh niên được là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập, còn phải xây dựng lí tưởng sống lành mạnh, tốt đẹp, biết yêu chuộng hòa bình. Tránh xa, phản kháng lối sống bạo lực để hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.
>>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 6
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Giáo dục công dân 9 bài 5: Sống có lí tưởng sách Cánh diều. Các bạn có thể tham khảo thêm GDCD 9 Kết nối tri thức và Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo.