Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết trình về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng

Thuyết trình về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng là yêu cầu phần Luyện tập 2 trang 27 Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 4. Dưới đây là câu hỏi chi tiết và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Luyện tập 2 trang 27 GDCD 9: Em hãy dựa vào câu ca dao dưới đây để thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

“Thương nhau củ ấu cũng tròn

Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông".

Trả lời:

Thuyết trình về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng mẫu 1

Khách quan là một khái niệm không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, quan điểm, lợi ích cá nhân hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài các dữ liệu và tôn trọng sự thật. Khách quan cũng có nghĩa là không thiên vị, mà phải dựa trên các chứng cứ và dữ liệu. Công bằng cũng có thể hiểu một cách khái quát nhất là trạng thái lý tưởng của xã hội loài người, trong đó vấn đề tài sản, lợi ích, cơ hội giữa các thành viên trong xã hội được phân chia một cách phù hợp, không thiên vị. Câu ca dao "Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo" ý nói rằng khi yêu thương nhau hay nói cách khác dưới sức mạnh của tình yêu mọi thứ đều hóa đẹp đẽ. Còn khi ghét nhau, không có thiện cảm với nhau thì dù có tốt đẹp đến mấy chúng ta cũng nhìn ra khuyết điểm, thậm chí là thấy người kia rất xấu xa. Chính vì thế mà trong mỗi trường hợp, chúng ta cần phả giữ vững sự khách quan, tránh để cảm xúc quyết định, chi phối đến bản thân mình.

Ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng mẫu 2

- Ý nghĩa của khách quan, công bằng:

+ Khách quan góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh; giúp cá nhân đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác, cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân.

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh, đồng thời giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng,giúp họ tự tin trong cuộc sống.

- Sự thiếu khách quan và công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm; làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ; làm mất niềm tin và tác động đối với những người bị ảnh hưởng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    GDCD 9 Cánh diều

    Xem thêm