Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 1
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Giáo dục công dân 9 bài 1: Sống có lí tưởng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 9.
Mở đầu
Mở đầu trang 6 Bài 1 GDCD 9: Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu biết của mình về những nhân vật đó.
Trả lời:
♦ Ảnh 1:
- Tên nhân vật: Võ Thị Sáu
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.
+ Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được chị Sáu, thực dân Pháp đã đưa chị ra xử bắn.
+ Trên đường ra pháp trường, chị Sáu vẫn giữ nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng.
♦ Ảnh 1:
- Tên nhân vật: Lý Tự Trọng
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.
+ Ngày 3/2/1930, trong một lần thực hiện nhiệm vụ cách mạng, anh Trọng đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng anh vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được anh Trọng, thực dân Pháp đã đưa anh ra xử bắn.
+ Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và hô vang: "Đả đảo thực dân Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm".
Khám phá
Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?
Thông tin
Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.
Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".
Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.
Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”
(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)
Trả lời:
- Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là:
+ Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy.
+ Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.
- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Khám phá trang 7 GDCD 9: Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?
Thông tin
Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.
Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".
Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.
"20.7.68
Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”
(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)
Trả lời:
Nhận xét:
+ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân.
+ Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.
Khám phá trang 7 GDCD 9: Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?
Thông tin
Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí.
Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thùy Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người".
Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh.
"20.7.68
Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.”
(Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)
Trả lời:
- Tấm gương sống có lí tưởng (tham khảo: chiến sĩ Nguyễn Văn Thạc):
+ Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Anh Thạc là con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình anh Thạc phải sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản của gia đình anh nhanh chóng cạn dần. Mẹ anh Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng anh Thạc vừa đi học vừa đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Anh Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán - Cơ của Đại học Tổng hợp, anh Thạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.
+ Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, anh Thạc đã dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình. Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.
- Điều em học hỏi được: Tấm gương anh Nguyễn Văn Thạc cho em thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ địch. Đây là hình mẫu lý tưởng để cho thanh niên hiện nay học tập, rèn luyện có lý tưởng sống đúng đắn đó là lý tưởng của Đảng.
Khám phá trang 8 GDCD 9: Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông tin
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960, tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“ ... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, HN, tr. 106)
Trả lời:
Những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như: tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Khám phá trang 8 GDCD 9: Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên.
Thông tin
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960, tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“ ... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, HN, tr. 106)
Trả lời:
Những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên:
- Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
Khám phá trang 8 GDCD 9: Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.
Thông tin
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960, tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“ ... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, HN, tr. 106)
Trả lời:
Những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên:
- Tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức.
- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng do nhà trường, địa phương tổ chức. Ví dụ như: phong trào “kế hoạch nhỏ”; tham gia dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm; tham gia hoạt động “đền ơn - đáp nghĩa”,…
- Nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước.
- …
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 10 GDCD 9: Em hãy nhận xét việc làm của thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó.
Trả lời:
- Nhận xét: việc làm của thanh niên trong các hình ảnh trên đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: luôn nỗ lực không ngừng để góp sức và quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Ý nghĩa của các việc làm đó:
+ Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới.
+ Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng
+ Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập 2 trang 10 GDCD 9: Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời”.
(Vissarion Belinsky)
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo:
Lí tưởng sống là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Nó giúp chúng ta định hướng và thực hiện mục tiêu của mình một cách tích cực và hiệu quả hơn. Có một lí tưởng sống cao đẹp sẽ giúp chúng ta có tinh thần và sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Đặc biệt, với giới trẻ hiện nay, lí tưởng sống càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nó có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của các bạn trẻ. Mỗi người cần phải có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó.
Lí tưởng sống có thể giúp chúng ta rèn luyện được những đức tính tốt đẹp, giúp chúng ta tránh xa những điều xấu và ác. Nó còn là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp. Lí tưởng sống còn mang lại nhiều lợi ích như giúp chúng ta tốt hơn, hướng đến những điều hay lẽ phải và mang con người đến gần nhau hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng. Có rất nhiều bạn trẻ vẫn thờ ơ với tương lai và cuộc sống của mình, hoặc dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Điều này sẽ khiến cuộc sống trở nên nhàm chán và không có gì thú vị, dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra lí tưởng sống của mình và cố gắng thực hiện nó.
Mỗi người học sinh cần phải có ước mơ, hoài bão và nỗ lực học tập để trau dồi bản thân và thực hiện được ước mơ của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Mỗi ngày rèn luyện một ít sẽ khiến bản thân ngày càng hoàn thiện, phát triển tốt đẹp hơn. Hãy sống hết mình và hướng đến mục tiêu cao cả, rồi bạn sẽ thành công.
Sống trong cuộc đời này, thế giới đang không ngừng biến đổi, nếu bạn không có mục đích, có lí tưởng bạn sẽ sớm bị guồng quay xã hội đảo ngược. Hãy chọn cho bản thân một cuộc sống thật ý nghĩa, để những giọt mồ hôi, giọt máu của những thế hệ đã qua không đổ một cách vô ích. Và cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời.”
Luyện tập 3 trang 10 GDCD 9: Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Tấm gương thanh niên tiêu biểu (anh Hồ Xuân Vinh)
- Năm 2021, khi mới 35 tuổi, anh Hồ Xuân Vinh đã điều hành 2 công ty: là phó giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, giám đốc Công ty TNHH ABACA Việt Nam, đạt doanh thu hằng năm khoảng 20 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho bà con, thanh niên ở địa phương.10 năm trước, anh từ bỏ công việc với mức lương khá cao tại một tập đoàn lớn, trở về quê hương Nghệ An lập nghiệp từ sản phẩm gạch không nung.
- Với sáng kiến dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung, qua nhiều lần cải tiến, anh Vinh đã chế tạo thành công máy ép gạch thế hệ thứ 9 với nhiều tính năng vượt trội, sản phẩm này hiện có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu đi 8 nước trên thế giới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời các dòng máy mới như máy đúc gạch không nung, máy gạch Terrazzo mâm xoay, máy gạch Leho từ đất đồi, máy cấp liệu sản xuất gạch sinh thái tự chèn, máy bẻ đai thép tự động, trạm trộn bêtông…
- Đặc biệt, trong năm 2020 trước tác động của đại dịch COVID-19, nhận thấy tình trạng khan hiếm máy thở và máy trợ thở ở Việt Nam, anh đã tìm tòi các nguyên lý về máy trợ thở để tạo ra phiên bản nhỏ gọn, tiện lợi, chi phí thấp và dễ sử dụng.
- Tạo dựng được tiếng vang trong ngành vật liệu xây dựng, anh Vinh tiếp tục tìm tòi hướng đi mới, mày mò sáng chế hữu ích trong lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân. Từ ý tưởng này, anh đã nghiên cứu, cho ra đời các dây chuyền công nghệ, thiết bị tách sợi từ thân cây chuối, thân cây dứa… Anh đã tận dụng được phế phẩm nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, mang lại giá trị, nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân.
Luyện tập 4 trang 10 GDCD 9: Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân.
Trả lời:
- Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gợi ý kế hoạch hành động:
+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
+ Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 10 GDCD 9: Em hãy cùng bạn thiết kế một tác phẩm tuyên truyền về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
Gợi ý sản phẩm: sáng tác truyện, thơ, vẽ tranh, làm tập san, ...
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo (tranh vẽ):
Vận dụng 2 trang 10 GDCD 9: Em hãy thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân đã xây dựng ở bài luyện tập 4 và báo cáo kết quả thực hiện trước lớp.
Trả lời:
(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân sau đó báo cáo trước lớp
>>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 2
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Giáo dục công dân 9 bài 1: Sống có lí tưởng sách Cánh diều. Các bạn có thể tham khảo thêm GDCD 9 Kết nối tri thức và Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo.