Thuyết trình về ý kiến: "Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người"
Thuyết trình về lòng khoan dung
Thuyết trình về ý kiến: "Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người" là câu hỏi phần Luyện tập 3 trang 15 Giáo dục công dân 9 Cánh diều bài 2. Dưới đây là câu hỏi chi tiết và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.
Luyện tập 3 trang 15 GDCD 9: Có ý kiến cho rằng: “Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người”. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.
Trả lời:
"Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người" mẫu 1
Việc làm vĩ đại nhất của lòng bao dung là sự hy sinh lợi ích của mình vì người khác, vì cộng đồng để cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bao dung là hành động mở rộng lòng trắc ẩn của một người, tôn trọng sự khác biệt hoặc chấp nhận và bỏ qua những khuyết điểm và lỗi lầm của người khác mà không phán xét hay tức giận. Nói rộng ra, bao dung còn được hiểu là sự cảm thông, đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và từ đó yêu thương mọi người nhiều hơn. Sức cảm hóa là thay đổi theo hướng tích cực do cảm phục. Sai lầm là điều khó tránh khỏi. Nếu người khác biết nhận sai về mình thì chúng ta hãy tha thứ cho họ. Một cử chỉ bao dung dù rất nhỏ thôi, cũng sẽ khiến họ nguyện ý thay đổi và cảm kích suốt cuộc đời, giúp họ vượt qua mặc cảm tội lỗi, học hỏi từ những sai lầm, thất bại và tiếp tục tiến lên. Mọi người, ai cũng xứng đáng có được sự hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp. Để có được điều này, bao dung và biết chia sẻ với nhau là những yếu tố cốt yếu giúp những mối quan hệ này càng thêm gắn bó.. Nếu ai đó theo một tôn giáo hoặc có quan điểm khác, bao dung có nghĩa tôn trọng niềm tin của họ, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ. Bên cạnh đó, bao dung còn được thể hiện ở điểm biết tha thứ cho sai sót của người khác. Cha mẹ luôn tha thứ cho con cái sau mỗi lần chúng mắc sai lầm, luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ. Bạn bè luôn tha thứ cho nhau khi giận hờn. Thầy cô bao dung tha thứ cho những lỗi lầm của học trò nếu như học trò có thiện chí sửa chữa sai lầm đó. Sự bao dung luôn hiện diện xung quanh cuộc sống mỗi chúng ta. Hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh.
"Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người" mẫu 2
Có ý kiến cho rằng, sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người. Vậy, lòng nhân ái và bao dung là gì? Lòng nhân ái là tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau giữa con người. Bao dung là sự tha thứ, chấp nhận và bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Khi kết hợp lại, lòng nhân ái và bao dung tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn lao trong việc xây dựng mối quan hệ, hòa giải và cải thiện bản thân mỗi người.
Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung thể hiện qua nhiều khía cạnh. Thứ nhất, nó tạo ra một môi trường tích cực, nơi mọi người cảm thấy an tâm, không bị áp lực bởi sự phán xét. Điều này khuyến khích họ thừa nhận lỗi lầm và nỗ lực cải thiện bản thân. Thứ hai, lòng nhân ái và bao dung khơi gợi lòng tự trọng và trách nhiệm. Sự bao dung không chỉ đơn thuần là tha thứ, mà còn là một cách nhắc nhở người khác về giá trị của họ và khuyến khích họ sống đúng với những giá trị đó. Khi được tha thứ, con người cảm thấy biết ơn và có động lực để không tái phạm. Thứ ba, lòng nhân ái và bao dung thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Nó giúp con người học hỏi từ sai lầm và trưởng thành, thay vì bị ám ảnh bởi lỗi lầm trong quá khứ, họ có thể tập trung vào việc phát triển những phẩm chất tốt đẹp và cải thiện hành vi.
Ví dụ thực tế minh chứng cho sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung là câu chuyện của Nelson Mandela. Nelson Mandela, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Khi trở thành Tổng thống, ông đã không chọn cách trả thù, mà thay vào đó, ông đã áp dụng lòng nhân ái và bao dung để hòa giải dân tộc. Chính sự bao dung của Mandela đã giúp Nam Phi chuyển từ một đất nước đầy chia rẽ thành một quốc gia đoàn kết và phát triển. Một ví dụ khác là các trung tâm hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho những người từng phạm tội. Bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục, hỗ trợ tâm lý và việc làm, các trung tâm này giúp họ cảm thấy được chấp nhận và có cơ hội làm lại cuộc đời. Rất nhiều người đã vượt qua được quá khứ lỗi lầm của mình và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Lòng nhân ái và sự bao dung không chỉ là những phẩm chất đạo đức cao quý, mà còn là những công cụ mạnh mẽ để cảm hóa và thay đổi con người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách bao dung, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người đều có cơ hội sửa sai và phát triển. Chính vì vậy, lòng nhân ái và bao dung không chỉ mang lại lợi ích cho người nhận, mà còn tạo ra một môi trường xã hội tích cực và phát triển.
"Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hóa được lỗi lầm của con người" mẫu 3
Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.
Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỉ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi. Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.
Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.