Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo bài 4

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Giáo dục công dân 9 bài 4: Khách quan và công bằng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 9.

Bài: Khách quan và công bằng

Mở đầu

Mở đầu trang 21 Bài 4 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Hãy cho biết em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó.

Trả lời:

- Tranh 1: liên tưởng đến câu thành ngữ “nhất bên trọng, nhất bên khinh” hoặc “trọng nam khinh nữ” => ý nghĩa: phản ánh sự thiên vụ, không công bằng: một bên coi trọng còn một bên coi khinh.

- Tranh 2: liên tưởng đến câu thành ngữ “nói có sách, mách có chứng” => ý nghĩa: nói điều gì phải có chứng cứ rõ ràng, không được tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

Khám phá

1. Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 22 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)

Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.

Trả lời:

- Biểu hiện: Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

- Ý nghĩa: Khách quan giúp chúng ta nhìn nhận đúng bản chất để có cách ứng xử văn hoá, phù hợp với sự vật, hiện tượng và người khác.

Khám phá trang 22 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)

Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.

Trả lời:

- Ví dụ về sự khách quan: Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc. => Kết quả: ông B tuyển dụng được những nhân viên có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc.

- Ví dụ về sự thiếu khách quan: Một nhóm sinh viên đại học về trường của K để khảo sát hứng thú học tập của học sinh. Bạn K nhận 2 phiếu và viết luôn cho G. Thấy vậy, bạn B hỏi “hứng thú học tập của G có giống cậu đâu mà cậu viết giúp G vậy?”. K cười đáp: “chúng mình đều là học sinh, học chung lớp, chung trường, nên sẽ có hứng thú học tập giống nhau”. => Kết quả: Hành vi của K khiến cho kết quả khảo sát của nhóm sinh viên đại học bị sai lệch, không sát với thực tế.

Khám phá trang 22 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)

Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.

Trả lời:

Thiếu khách quan sẽ dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong ứng xử, quyết định, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người.

- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.

- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.

2. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 23 GDCD 9: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lơ là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ là:

+ Thái hậu thẳng thắn từ chối lời đề nghị, xin chức tước của những người thân thích.

+ Thái hậu căn dặn vua Tự Đức rằng: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”.

Khám phá trang 23 GDCD 9: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lơ là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

Trả lời:

- Công bằng được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.

- Trong các quan hệ pháp luật, đảm bảo được nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng; trong xã hội, đảm bảo điều kiện để mỗi cá nhân đều tiếp cận được với các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội.

Khám phá trang 23 GDCD 9: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lơ là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?

Trả lời:

- Ý nghĩa: công bằng giúp cho con người có cơ hội phát triển một cách bình đẳng với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người và người, đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể.

- Thiếu công bằng có thể dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật trong các trường hợp trên?

Trả lời:

- Trường hợp 1. Anh C đã có thái độ và lời nói thiếu khách quan trong việc nhìn nhận, đánh giá về anh N. Biểu hiện cụ thể ở việc: anh C đã đưa ra những nhận xét mang tính định kiến, theo cảm tính cá nhân của mình về anh N

- Trường hợp 2. Ông T có thái độ và hành động thiếu công bằng, khi ông đã đối xử thiên vị giữa con trai và con gái.

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Em sẽ góp ý như thế nào với những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp trên một cách phù hợp nhất?

Trả lời:

- Trường hợp 1. Em sẽ góp ý với anh C rằng:

+ Mỗi người có một đường đi riêng trong cuộc sống và không nên đánh giá người khác dựa trên quá khứ của họ. Anh N có thể đã là một học sinh nghịch ngợm trong quá khứ, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy không thể thành công trong tương lai.

+ Đôi khi, những người từng có hành vi nghịch ngợm trong tuổi trẻ lại có tiềm năng lớn và có thể trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực mà họ yêu thích.

=> Vì vậy, anh C hãy mở lòng ra và đánh giá mỗi người dựa trên những gì họ đang làm và đạt được hiện tại, chứ không phải dựa trên quá khứ của họ.

- Trường hợp 2. Em sẽ góp ý với ông T rằng: ông T nên cân nhắc việc dành thời gian và tình cảm cho cả con trai và con gái một cách công bằng hơn.

Khám phá trang 24 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công".

Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.

Theo em, làm thế nào để thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày?

Trả lời:

Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:

+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;

+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;

+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 25 GDCD 9: Dựa vào hình ảnh dưới đây, em liên tưởng đến điều gì về khách quan, công bằng? Vì sao?

Trả lời:

- Hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến vấn đề: khi đánh giá các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần xem xét, nhìn nhận, đánh giá dưới những góc nhìn khác nhau; không nên đánh giá một cách phiến diện theo định kiến hẹp hòi của bản thân.

Luyện tập 2 trang 25 GDCD 9: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, để nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiên, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người.

Tình huống 2. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: "Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy".

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên?

- Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng?

Trả lời:

♦ Tình huống 1.

- Nhận xét:

+ Hành động của anh B đã vi phạm tính công bằng với mọi người xung quanh, cụ thể: anh B không chịu xếp hàng mà cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình.

+ Chị thu ngân đã có hành động đúng, nhằm đảm bảo tính công bằng khi chị không chấp nhận thanh toán trước cho anh B và yêu cầu anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt.

- Tư vấn cách ứng xử: anh B nên:

+ Xin lỗi mọi người vì hành vi ứng xử thiếu văn minh của mình.

+ Tuân thủ việc xếp hàng để chờ tới lượt thanh toán.

♦ Tình huống 2.

- Nhận xét: việc bà V đưa ra ý kiến thắc mắc như vậy cho thấy bà V chưa thấu hiểu sâu sắc chủ trương, chính sách của nhà nước.

- Tư vấn cách ứng xử: trong tình huống này, bà V và ông M có thể lựa chọn một số cách ứng xử sau:

+ Cách 1: nhẹ nhàng đề nghị cán bộ xã X giải thích để bản thân và toàn thể mọi người tham dự hội nghị cùng được biết, hiểu rõ chủ trương, chính sách của nhà nước.

+ Tìm hiểu thêm các thông tin qua sách, báo, Internet để hiểu rằng: việc cấp miễn phí thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo là việc làm rất thiết thực và ý nghĩa. Nhờ có thẻ BHYT mà hàng triệu người bệnh có hoàn cảnh khó khăn được chữa trị kịp thời, gia đình bớt đi gánh nặng kinh tế.

Luyện tập 3 trang 26 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh trên.

Trả lời:

Kể lại nội dung câu chuyện “Thầy bói xem voi”

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa”.

Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn”

Thầy sờ tai bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”

Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình”

Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn”.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát.

Luyện tập 3 trang 26 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

Em hãy tìm các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

- Biểu hiện của sự thiếu khách quan trong câu chuyện “thầy bói xem voi” là: mỗi thầy bói đều đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện từ suy nghĩ chủ quan của bản thân.

- Bài học rút ra: cần đánh giá các sự kiện, hiện tượng một cách toàn diện, đa chiều.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 26 GDCD 9: Em hãy tìm ví dụ về sự khách quan, công bằng ở các lĩnh vực trong đời sống. Từ đó, xác định những việc làm phù hợp của bản thân để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng.

Trả lời:

- Một số ví dụ thể hiện sự khách quan, công bằng:

+ Ví dụ 1 (lĩnh vực chính trị): Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

+ Ví dụ 2 (lĩnh vực kinh tế): Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.

+ Ví dụ 3 (lĩnh vực văn hóa - giáo dục): H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình.

- Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:

+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;

+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;

+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Vận dụng 2 trang 26 GDCD 9: Em hãy tìm và chia sẻ các hành vi của bản thân, bạn bè hoặc người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng và đề xuất những cách khắc phục phù hợp.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

STT

Biểu hiện thiếu khách quan, công bằng

Cách khắc phục

1

Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất.

- Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;

- Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị

2

Đồng tình với ý kiến/ đề xuất nào đó vì thấy ý kiến/ đề xuất đó được nhiều người ủng hộ

- Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

……………

……………

>>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo bài 5

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Giáo dục công dân 9 bài 4: Khách quan và công bằng sách Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể tham khảo thêm GDCD 9 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 11:08 29/05
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      🤨🤨🤨🤨🤨🤨🤨

      Thích Phản hồi 11:09 29/05
      • Phô Mai
        Phô Mai

        👌👌👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 11:10 29/05

        GDCD 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm