Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An?

Trả lời

Ông An là một người có trách nhiệm, ông đã làm một việc rất có ý nghĩa, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, cho người khác và góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội.

b) Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không?

Trả lời

Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long được coi là hợp đồng lao động vì:

  • Đó là sự thoả thuận giữa 2 bên: chị Ba (người lao động) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long (người sử dụng lao động).
  • Bản cam kết thể hiện các nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền công, thời gian làm việc và các điều kiện khác...

c) Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? Như vậy có phải là vi phạm hợp đồng lao động không?

Trả lời

Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước, vì như vậy là vi phạm cam kết (vi phạm hợp đồng lao động).

Câu 2:

1) Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?

a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì

b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình

c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình

d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình

e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

Trả lời

Ý kiến đúng: (b), (đ), (e)

Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ bố mẹ.

2) Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây?

a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước

b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công

d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.

Trả lời

Hà mới 16 tuổi, do đó Hà chỉ có thể tìm việc làm bằng hai cách:

(b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;

(c) nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.

3) Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?

a) Quyền được thuê mướn lao động

b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề

c) Quyền sở hữu tài sản

d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp

đ) Quyền sử dụng đất;

e) Quyền tự do kinh doanh.

Trả lời

Quyền lao động là các quyền: (b), (d), (e).

4) Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao:

a) Lao động là hoạt động sử dụng sức ỉao động để tạo ra thu nhập.

b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

Trả lời

Em đồng ý với ý kiến (b): bởi vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

5) Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải làm gì?

Trả lời

Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để chuẩn vị hành trang bước vào đời.

6) Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây (người lao động hay người sử dụng lao động):

Bài tập GDCD lớp 9

Trả lời

Đánh dấu X vào ô Người lao động ở các hành vi (2), (5), (6), (7)

Đánh dấu X vào ô Người sử dụng lao động ở các hành vi (1), (3), (4), (8), (9), (10).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 9

    Xem thêm