Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống

Em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống là nội dung câu hỏi Luyện tập 3 trang 13 SGK GDCD 9 Kết nối tri thức. Dưới đây là chi tiết câu hỏi và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Đề bài: Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống

“Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự” – Mahatma Gandhi

Đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống mẫu 1

Sinh thời, Đức Phật từng nói: "Tài sản quý giá nhất của đời người chính là lòng khoan dung. Tha thứ cho người khác thể hiện tâm hồn của một người có tu dưỡng, giống như biển lớn đón nhận trăm sông nghìn suối. Tha thứ không thể thay đổi quá khứ mà là thay đổi tương lai". Bản chất của lòng khoan dung không đồng nghĩa với sự hèn yếu, nhu nhược hay thỏa hiệp. Chừng nào chúng ta còn chưa học được cách khoan dung với những người không phải lúc nào cũng đồng ý với mình, chúng ta sẽ không bao giờ thành công hay hạnh phúc. Có vẻ như ngày nay chúng ta không còn quá mặn mà với những ý niệm sự khoan dung, bởi những giá trị "xưa cũ" kia đang trong giai đoạn chao đảo dữ dội. Và đó là lý do thế giới đang trở nên bệnh hoạn. "Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho một tinh thần dân chủ thật sự". Mahatma Gandhi - vị Thánh và là linh hồn của nhân dân Ấn Độ - đã cảnh báo về điều đó bằng chính những trải nghiệm ngục tù đau đớn của ông. Tư tưởng này của Gandhi xuất phát từ rất lâu nhưng luôn mới mẻ, có thể dùng nó để soi chiếu các dạng thức bạo lực hằng ngày, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đến bạo lực ngôn ngữ... Nó xuất hiện khắp nơi, kể cả ở những "đền đài" thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Con người thiếu đi sự khoan dung cũng đồng nghĩa với việc nó đang phá vỡ tâm tính thiện lành của người Việt, nhất là giới trẻ. Chỉ một chút sơ suất, lầm lỡ của người nổi tiếng nào đó thì lập tức xuất hiện trên mạng những lời phán xét, chửi rủa, phụ họa ồn ào bằng thứ ngôn ngữ rẻ tiền nhưng có sức sát thương lớn. Đó là những người không hề muốn người lầm lỡ có cơ hội sửa chữa; không hề nghĩ đến tác động lây lan mà vợ con nạn nhân phải gánh chịu; càng không hề nghĩ đến tình trạng "gây nhiễm" cho cộng đồng, xã hội từ cách "tự do phát ngôn" của họ... Rốt cuộc, họ chỉ bộc lộ sự ích kỷ, yếu đuối và cô đơn bằng thứ ngôn ngữ khó đọc nhưng gây chết người. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống cố chấp, thù dai. Lại có những người nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không suy nghĩ cho người khác. Những người này đáng bị phê bình và cần phải sửa đổi cách sống của bản thân. Chúng ta chỉ có một lần được sống, hãy giữ cho bản thân sự lương thiện, khoan dung với mọi người để cho thân tâm được an yên, thanh thản, cuộc đời tươi đẹp, đáng sống hơn.

Đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống mẫu 2

Câu danh ngôn của Mahatma Gandhi: "Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự" nhấn mạnh tác hại sâu sắc của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống. Thiếu khoan dung không chỉ làm tổn thương tinh thần mà còn tạo ra những mâu thuẫn, xung đột và bất hòa trong cộng đồng. Khi mọi người không chấp nhận sự khác biệt, họ dễ dàng trở nên cứng nhắc và áp đặt quan điểm cá nhân, từ đó gây ra áp lực, bạo lực tinh thần và thậm chí bạo lực thể chất đối với những người xung quanh. Sự thiếu khoan dung làm suy giảm khả năng đối thoại và hợp tác, khiến xã hội trở nên chia rẽ và mất đi sự gắn kết cần thiết để phát triển bền vững. Hơn nữa, trong một môi trường thiếu khoan dung, tinh thần dân chủ bị bóp nghẹt vì những ý kiến trái chiều không được tôn trọng và lắng nghe, dẫn đến sự mất cân bằng quyền lực và áp bức. Điều này cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng, nơi mọi người có quyền tự do biểu đạt và được đối xử bình đẳng. Vì vậy, lòng khoan dung không chỉ là một đức tính cần thiết mà còn là nền tảng cho một xã hội dân chủ, hòa bình và phát triển.

Đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống mẫu 3

Sự thiếu khoan dung trong cuộc sống đồng nghĩa với việc thiếu sự thông cảm và không sẵn lòng chấp nhận sự khác biệt của người khác; không tha thứ cho lỗi lầm chủ chính bản thân mình và người khác. Tác hại của sự thiếu khoan dung có thể lan rộng từ mức độ cá nhân đến cả xã hội.

Ở mức độ cá nhân, khi thiếu khoan dung, con người dễ rơi vào tư duy cứng nhắc, không linh hoạt và ít độc lập tư duy. Họ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt với những ý kiến, giá trị và quan điểm khác biệt, điều này ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập và xây dựng mối quan hệ với người khác.

Tại cấp độ xã hội, sự thiếu khoan dung có thể dẫn đến mâu thuẫn, phân hóa và xung đột. Khi mỗi người đề cao giá trị của bản thân mình mà không chấp nhận sự đa dạng của cộng đồng, xã hội dễ bị chia rẽ thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự tạo ra một lãnh thổ và quy tắc của riêng mình. Điều này làm suy yếu sự đoàn kết và tương tác xã hội tích cực, góp phần vào sự phân li của xã hội.

Ngoài ra, sự thiếu khoan dung cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc cá nhân. Khi không được chấp nhận và tôn trọng, một người có thể cảm thấy bị cô lập, không được công nhận và yêu thương, dẫn đến cảm giác tự ti, lo lắng và căng thẳng.

Trong tổng thể, sự thiếu khoan dung không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và sự phát triển của xã hội. Để xây dựng một cộng đồng hài hòa và thịnh vượng, việc khuyến khích sự khoan dung và tôn trọng sự đa dạng là điều cần thiết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    GDCD 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm