Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các cơ sở hình thành thị trường tài chính

Các cơ sở hình thành thị trường tài chính được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cơ sở hình thành thị trường tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển luôn xuất hiện nguồn cung – cầu về vốn đầu tư. Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức.

Hình thức đơn giản nhất và cũng tồn tại lâu đời nhất là những quan hệ vay mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Song hình thức này quy mô vốn vận động không lớn và phạm vi điều tiết vốn không rộng mà chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín nhiệm giữa hai chủ thể trong quan hệ tín dụng.

Hình thức thứ hai tương đối phổ biến là sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính. Hoạt động của các tổ chức này là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì các tổ chức này vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Cùng với sự phát triển kinh tế, các ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động với số lượng chi nhánh ngày càng tăng và trở thành trung tâm tín dụng quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, xét trên giác độ là người đầu tư thì việc bỏ vốn vào ngân hàng để được hưởng mức lãi cố định chỉ phù hợp với những người muốn tìm chỗ ẩn náu tương đối an toàn cho nguồn vốn tiết kiệm. Vì vậy, đối với một số người đầu tư, hình thức giao lưu vốn thông qua ngân hàng trở nên đơn điệu và hạn hẹp về phạm vi lựa chọn phương án cho vay bởi họ không biết một cách chính xác đồng vốn của họ đang nằm trong lĩnh vực nào của nền kinh tế, cụ thể hơn nằm trong vốn kinh doanh của công ty hay xí nghiệp nào.

Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá. Phát triển sớm nhất là những tờ công trái do Ngân sách Nhà nước phát hành để huy động vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu chi và sau này khi các doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư thì các loại cổ phiếu, trái phiếu ra đời ngày càng nhiều trong nền kinh tế.

Sự có mặt các loại chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì không những nó đa dạng và phong phú về chủng loại, người đầu tư sẽ biết được chính xác đường đi đồng vốn của mình, có thể mua bán các chứng từ có giá dễ dàng trên thị trường nên người đầu tư cảm thấy họ không bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp. Trên thực tế một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ mà người ta dùng thuật ngữ thị trường tài chính để chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng từ có giá trong nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói sự ra đời và phát triển của các loại chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển nhượng chúng trong nền kinh tế vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho các chủ thể vay vốn vừa là cơ sở hình thành thị trường tài chính.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các cơ sở hình thành thị trường tài chính về sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các cơ sở hình thành thị trường tài chính. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm