Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chức năng của tài chính công

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chức năng của tài chính công được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chức năng huy động và phân bổ nguồn lực

Tài chính công với hai hoạt động chính là thu và chi ngân sách nên gắn liền với hoạt động phân phối và phân bổ nguồn lực tài chính của quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước, Nhà nước chính là chủ thể tiến hành phân phối và phân bổ nguồn lực. Thực hiện chức năng này phải đảm bảo yêu cầu công bằng: Công bằng theo chiều ngang và chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang thể hiện ở chỗ các chủ thể trong xã hội thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh như nhau, mua các hàng hóa dịch vụ công giống nhau, có thu nhập như nhau thì thu nhập của các chủ thể đó đóng góp cho nhà nước là như nhau. Công bằng theo chiều dọc thể hiện ở chỗ các chủ thể trong xã hội thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, khác nhau, sử dụng các hàng hóa dịch vụ công khác nhau, có thu nhập khác nhau thì thu nhập của các chủ thể đó đóng góp cho nhà nước là khác nhau. Chức năng này được thực hiện qua 2 kênh: Thu và chi tiêu công:

- Kênh thu chủ yếu là hình thức thu thuế. Ngoài ra còn áp dụng các loại phí, lệ phí, thu khác và vay nợ của nhà nước. Thông qua kênh này, một bộ phận thu nhập trong và ngoài nước được điều tiết, huy động vào các quỹ tiền tệ của nhà nước.

- Kênh chi tiêu công sử dụng các quỹ tài chính của nhà nước mà chủ yếu là quỹ ngân sách nhà nước cho các mục đích xác định trong các lĩnh vực: Văn hóa, xã hội, hành chính, quốc phòng,… Thông qua kênh này, nhà nước phân phối lại thu nhập công nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước, điều hòa thu nhập của các chủ thể.

Thực hiện chức năng này cần đảm bảo các yêu cầu:

- Phân bổ nguồn lực tài chính công phải dựa trên nguồn lực tài chính hiện có, thuộc quyền chi phối của Nhà nước. Do nguồn thu nhập công của các quỹ tiền tệ của nhà nước luôn bị giới hạn trong một năm tài khóa và việc sử dụng phải đòi hỏi mang lại hiệu quả cao. Nhà nước cần cân nhắc, tính toán các mức, các tỷ lệ phân phối hợp lý giữa các vùng, ngành, giữa các hoạt động kinh tế xã hội đảm bảo chi dùng các nguồn lực tài chính công đúng mục đích xác định nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng cường phúc lợi cho nhân dân.

- Phân bổ nguồn lực tài chính công phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối trong nền kinh tế. Nghĩa là việc phân bổ phải khơi dậy các tiềm năng về vốn, nhân lực và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực đó.

- Phân bổ nguồn lực tài chính công phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ.

Chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô

Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh không thể tự điều chỉnh trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn và cuộc khủng hoảng tài chính 1929 – 1933 đã cho thấy rõ điều đó. Sau cuộc khủng hoảng, sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế xã hội (những năm 30 của thế kỷ 20) nhằm:

- Tăng nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

- Tăng việc làm, giảm thất nghiệp.

- Ổn định giá cả.

- Cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, ổn định tỷ giá hối đoái.

Thực tế cho thấy ở mỗi quốc gia đều có thể chứa đựng những yếu tố dẫn tới bất ổn định các mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên. Do vậy cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước thông qua các công cụ kinh tế của chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có công cụ tài chính công. Vì vậy, tài chính công có chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

Chức năng kiểm tra

- Chức năng kiểm tra xuất hiện nhằm duy trì các quan hệ tập trung và phân phối các nguồn lực tài chính có hiệu lực và hiệu quả.

- Phạm vi kiểm tra: Các quỹ tiền tệ của Nhà nước và của các chủ thể khác.

- Chủ thể thực hiện: Cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan tài chính, kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ.

Nội dung kiểm tra:

- Việc tổ chức thực hiện các hoạt động của tài chính công: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ đầu tư từ các quỹ tiền tệ của Nhà nước.

- Việc chấp hành luật pháp trong lĩnh vực tài chính công.

- Thông tin tài chính, phân tích, đánh giá các dữ liệu về tài chính công.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chức năng của tài chính công về đặc điểm của chức năng huy động và phân bổ nguồn lực, chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô, chức năng kiểm tra...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Chức năng của tài chính công. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm