Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu)

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nguyên nhân ra đời

Trong thời kỳ đầu, khi tiền tệ mới ra đời, để thực hiện giao dịch, người ta phải cân, đong những lượng tiền phù hợp. Để thuận lợi trong giao dịch, các loại tiền đúc ra đời, ban đầu là tiền đúc đủ giá được phát hành có trọng lượng phù hợp với tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước công bố. Qua thời gian lưu thông tiền đúc bị hao mòn, trọng lượng thực đã tách rời trọng lượng danh nghĩa nhưng nó vẫn được lưu thông chấp nhận, vẫn thực hiện chức năng phương tiện trung gian trong trao đổi hàng hóa.

Lợi dụng tình hình thực tế trên nhà nước chủ động đưa vào lưu thông tiền đúc không đủ giá, đó là việc phát hành tiền giấy vào lưu thông, đây chỉ là một dạng tiền dấu hiệu và chỉ mang giá trị danh nghĩa.

Bản chất của tiền giấy

Tiền giấy là dạng tiền dấu hiệu được phát hành vào lưu thông thay thế cho tiền đủ giá trị khi thực hiện chức năng trung gian trong trao đổi. Với tư cách là đại diện của tiền đủ giá nên tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa. Giá trị nội tại của nó thường không đáng kể so với mệnh giá của nó.

Giá trị của tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy

Giá trị tiền giấy:

Xuất phát từ bản chất của tiền giấy là tiền dấu hiệu nên nói đến giá trị tiền giấy nghĩa là chúng ta muốn nói đến giá trị danh nghĩa của nó. Giá trị đại diện danh nghĩa của một đơn vị tiền giấy là con số được ghi trên tờ giấy bạc hay còn gọi là mệnh giá của đồng tiền.

Theo K.Marx việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền đó tượng trưng mà lẽ ra phải lưu thông thực sự.

Như vậy, số lượng tiền phát hành vào lưu thông cân đối với số tiền đủ giá cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định thì giá trị đại diện cho một đơn vị tiền giấy phù hợp với giá trị danh nghĩa của nó.

Nếu số lượng tiền giấy phát hành vượt quá lượng tiền đủ giá cần thiết cho lưu thông thì giá trị đại diện thực tế của nó bị giảm sút, nói cách khác, tiền giấy bị mất giá và sức mua của nó bị giảm.

Do đó, nếu số lượng tiền thực cần thiết cho lưu thông do giá cả hàng hóa quyết định thì giá trị tiền giấy trong lưu thông lại do số lượng của chính nó quyết định. Có nghĩa khi giá trị tiền giấy bị giảm sút, hiện tượng mất giá xảy ra, giá cả hàng hóa biểu hiện qua những đồng tiền mất giá sẽ trực tiếp tăng lên, nghĩa là giá cả của hàng hóa tăng lên hay giảm xuống tùy theo khối lượng giấy bạc tăng hay giảm.

Quy luật lưu thông

Trong cơ chế lưu thông tiền giấy, khi có sự dư thừa tiền thì người ta lại muốn đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất vì bản chất tiền giấy không có giá trị nội tại. Do vậy, hiện tượng mất giá tiền giấy có thể coi là hiện tượng riêng của chế độ lưu thông tiền giấy.

Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán

Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất – chế độ bản vị bảng Anh

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính (1914 -1918) nên cần phải có thời gian để khôi phục. Trong điều kiện đó, để xây dựng một chế độ tiền tệ quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển về mậu dịch, tín dụng và thanh toán của hệ thống tư bản chủ nghĩa, hội nghị thanh toán quốc tế được tổ chức tạ Gie – nơ dưới sự chủ trì của Anh, nước đứng đầu hệ thống tư bản. Xuất phát từ tình hình thực tế là các nước đều bị giảm dự trữ vàng do phải chi dùng cho chiến tranh, nên không có khả năng duy trì chế độ bản vị vàng, hội nghị đề ra phương án xây dựng chế bản vị ngoại tệ dựa trên đồng bảng Anh.

Đồng bảng Anh trở thành đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Đồng tiền các nước khác mang tính chất là đồng tiền phụ thuộc, nghĩa là việc phát hành tiền ngoài cơ sở bằng vàng, có thể dựa trên cơ sở đảm bảo bằng bảng Anh. Ngoài ra, với ưu thế là chủ nợ của các nước Châu âu nên đồng USD cũng được thừa nhận là đồng tiền chủ chốt thứ hai của chế độ tiền tệ này.

Chế độ bản vị bảng Anh được xem là chế độ bản vị vàng được cắt xén vì vàng không được tự do lưu thông và việc chuyển đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng đã có những hạn chế nhất định. Cụ thể: Đối với những nước có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ áp dụng chế độ vàng thỏi. Năm 1925 quy định chuyển đổi 1700 bảng Anh lấy thỏi vàng 12 kg 444. Pháp năm 1928 quy định chuyển đổi 215.000 FrF lấy thoi vàng 12kg 7. Đối với các nước tư bản còn lại có tiềm lực kinh tế yếu thì phải áp dụng chế độ bản vị hối đoái vàng, nghĩa là phải thông qua một ngoại lệ làm trung gian mới đổi ra vàng.

Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm cho tốc độ dự trữ vàng tăng, đẩy hiện tượng săn vàng trên nước Anh. Anh rơi vào tình trạng chảy máu vàng vì phải đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi theo quy định của chế độ vàng thoi. Đến ngày 21/9/1931 chính phủ Anh tuyên bố đình chỉ chuyển đổi từ bảng Anh ra vàng và phá giá đồng Anh 33% so với USD. Ngày 6/3/1933 Mỹ cũng tuyên bố đình chỉ chuyển đổi USD ra vàng. Ngày 30/1/1934 chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD 41%.

Chế độ bản vị đồng bảng Anh hoàn toàn sụp đổi khi cả hai đồng tiền chủ chốt đều rơi vào phá sản. Sau chế độ bảng vị đồng bảng Anh, để đứng vững trong cạnh tranh các nước tư bản liên kết với nhau hình thành các khu vực tiền tệ.

Chế độ tiền tệ sau thế chiến thứ II – chế độ bản vị USD

Ngay thời điểm chiến tranh thế giới thứ II kết thúc năm 1944, Mỹ đề nghị xây dựng chế độ tiền tệ cho các nước tư bản, theo đó Mỹ đã triệu tập hội nghị tại Bretton Woods, tại hội nghị đã thảo luận ba vấn đề lớn:

Thứ nhất, thành lập tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng quốc tế khôi phục và phát triển – BIRD.

Thứ hai, xây dựng chế độ tỷ giá cố định.

Thứ ba, xóa bỏ chế độ quản lý ngoại hối.

Hội nghị thống nhất xây dựng chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới dựa trên bản vị là đồng USD với nội dung là đồng USD với tiêu chuẩn giá cả 1 USD = 0,888671 gr vàng sẽ được các nước công nhận là phương tiện cất trữ và thanh toán quốc tế.

Với tiêu chuẩn giá cả của USD, các nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền nước mình để xác định tỷ giá cố định làm cơ sở cho các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế. Để góp phần thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp vào thị trường hối đoái để giá USD không biến động quá biên độ  Mỹ và các nước thành viên của IMF có trách nhiệm đổi tiền nước họ ra vàng cho ngân hàng trung ương các nước khác nếu đó là tiền trong quan hệ ngoại thương. Trên thị trường Mỹ không thực hiện trao đổi trực tiếp USD giấy ra vàng nhưng để đảm bảo uy tín của USD trong quan hệ với vàng và giữ cho giá vàng không quá biến động 20 xu, chính phủ Mỹ có trách nhiệm bán vàng ra trên thị trường với giá 35 USD = 1 ounce vàng.

Chế độ bản vị USD đã tạo điều kiện để USD trở thành đồng tiền quốc tế. Mỹ đã phát hành USD để viện trợ, cho vay, thành lập nhiều căn cứ quốc sự để tăng cường uy thế chính trị của mình. Điều này đã làm cho đồng USD bị phá giá.

Vào những năm 1950, các nước tư bản đã vượt qua giai động khủng hoảng, sản xuất được phục hồi, sức sản xuất của nền kinh tế Mỹ giảm sút, dự trữ vàng liên tục giảm sút thì USD giấy trong lưu thông lại có xu hướng ngày càng nhiều.

Năm 1970, lạm phát USD xảy ra, Mỹ liên tục rơi vào cơn săn vàng.

Năm 1968 Mỹ bỏ đạo luật dùng vàng đảm bảo cho 25% tiền giấy lưu thông và chỉ đổi USD giấy ra vàng cho tư nhân nước ngoài.

Ngày 18/2/1971 Mỹ phá giá đồng USD 7,89%.

Ngày 12/2/1973 phá giá thêm 10%. Chế độ bản vị USD sụp đổ và chấm dứt thời kỳ các nước áp dụng chế độ bản vị ngoại tệ và cơ chế tiền giấy khả hoán.

Chế độ lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng

Sau khi chế độ bản vị USD sụp đổ, các nước chuyển sang thời kỳ áp dụng lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng. Trong chế độ này, ngân hàng trung ương là cơ quan đại diện hợp pháp của nhà nước để phát hành tiền đưa vào lưu thông. Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành là đồng tiền pháp định thực hiện chức năng là trung gian trao đổi với số lượng không hạn chế trong phạm vi cả nước.

Khi áp dụng chế độ tiền giấy không trực tiếp chuyển đổi ra vàng, nhưng thực tế ngân hàng trung ương không cần dự trữ vàng và phát hành tiền giấy không dựa vào cơ sở đảm bảo bằng vàng, mà dự trữ vàng được xem là một trong những cơ sở đảm bảo vị trí cho đồng tiền quốc giá trên thương trường quốc tế. Để đánh giá sức mạnh kinh tế mỗi nước thì một trong những căn cứ để xác định tính mạnh hay yếu của một đồng tiền trên thị trường hối đoái là mức dự trữ vàng của quốc gia đó.

Do vậy, mặc dù vàng không chính thức được giữ vai trò làm tiền tệ phổ biến trong lưu thông nhưng nó mặc nhiên được thừa nhận là chức năng thước đo giá trị và là một dạng của cải nằm trong quỹ dự trữ của nhà nước.

Trước đây, việc thực hiện chế độ tiền giấy khả hoán tạo ra một mức không chế nhất định cho lượng tiền phát hành, đó là tỷ lệ đảm bảo bằng vàng. Hiện nay, nhà nước không thực hiện đổi tiền giấy ra vàng nên nền kinh tế rất dễ bị lạm phát. Do vậy, để điều tiết cung cầu tiền tệ, NHTW phải vận dùng nhiều công cụ quản lý vĩ mô để nền kinh tế được ổn định, duy trì lạm phát trong mức biên độ cho phép.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) về nguyên nhân ra đời, bản chất của tiền giấy, giá trị của tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy, chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chế độ lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm