Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước

1. Khái niệm

Cân đối NSNN là tổng hợp các khoản thu và chi của ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ (thường là một năm) và nguồn bù đắp thiếu hụt hoặc sử dụng kết dư của ngân sách Nhà nước.

Tương quan giữa thu và chi NSNN:

B = Thu – chi.

B > 0: Ngân sách thặng dư hay bội thu.

B = 0: Ngân sách cân bằng.

B < 0: Ngân sách thâm hụt hay bội chi: là tình trạng được quan tâm đặc biệt gây tranh luận nhiều giữa các quan điểm kinh tế. Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Bội chi được phân loại thành bội chi cơ cấu và bội chi chu kỳ.

2. Nội dung

Qua khái niệm nói trên, có thể hiểu cân đối Ngân sách Nhà nước theo các nội dung cơ bản sau:

Cân đối ngân sách Nhà nước là cân đối về mặt giá trị, nó phản ánh nguồn lực tài chính được tập trung dưới sự quản lý của Nhà nước và dùng để phân phối cho các nhu cầu chi tiêu theo những mục tiêu nhất định

Cân đối thu chi ngân sách Nhà nước được xác định trên cơ sở thực thu, thực chi ngân sách; thu chi ngân sách Nhà nước bao gồm những yếu tố nào, khoản mục nào, đối tượng phạm vi ra sao thì đối với mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt nhất định, song một nguyên tắc chung đó là trên cơ sở thực tế có phát sinh.

Các khoản thu chi phản ánh trong cân đối ngân sách Nhà nước được thực hiện trong năm tài chính; dẫu rằng có các khoản thu chi không thuộc thời kỳ này, nhưng thực tế có phát sinh trong năm tài chính đều được phản ánh vào cân đối năm đó.

Cân đối thu chi ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương; Phạm vi và mức độ ảnh hưởng của cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau, tùy theo sự phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách của mỗi nước.

Khi ngân sách Nhà nước xảy ra tình trạng bội chi, Nhà nước cần phải tìm các xử lý tình trạng này. Một số biện pháp có thể sử dụng như:

- Tăng thu trên cơ sở tăng thuế;

- Cắt giảm chi tiêu;

- Phát hành tiền trực tiếp;

- Vay nợ trong và ngoài nước

Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy bối cảnh cụ thể để lựa chọn giải pháp cũng như liều lượng phối hợp giữa các giải pháp một cách thích hợp để lợi ích tổng thể đạt được là cao nhất.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước về khái niệm và đặc điểm của cân đối thu chi Ngân sách nhà nước...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm