Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu trúc nguồn tài trợ

Cấu trúc nguồn tài trợ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cấu trúc nguồn tài trợ

1. Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau rất gay gắt nên để hoạt động có hiệu quả các doanh nghiệp cần có cấu trúc vốn phù hợp cho từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường đầu tư.

Nguồn tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được nhà đầu tư doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế, kỳ hạn khác nhau, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài.

2. Các nguồn vốn tài trợ

Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều cách phân loại như căn cứ vào tính chất sở hữu, căn cứ vào phạm vi tài trợ, căn cứ vào thời gian tài trợ.

* Căn cứ vào tính chất sở hữu, nguồn vốn tài trợ bao gồm: vốn chủ sở hữu; nguồn vốn đi vay và tín dụng.

- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu được quyền sử dụng theo nhu cầu mục đích kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ (vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu); nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới.

Theo điều 66 Thông tư 200/2014/TT-BTC, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:

- Vốn góp của chủ sở hữu;

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. (Điều 4 luật doanh nghiệp 2014)

Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế: Các doanh nghiệp có thể làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng hình thức tự tài trợ từ nguồn lợi nhuận thể hiện bằng các loại quy định kinh doanh của doanh nghiệp (Sử Đình Thành, 2008).

Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới: Các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng cách gọi thêm các nhà đầu tư mới trong nước hoặc nước ngoài. Nhưng phương thức tài trợ theo cách này đưa đến tình trạng là các nhà đầu tư ban đầu phải phân chia lại quyền kiểm soát doanh nghiệp và lợi ích kinh doanh của các nhà đầu tư mới (Sử Đình Thành, 2008).

Khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn này có các ưu điểm sau:

- Khi sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp được sử dụng lâu dài nên chủ động trong các hoạt động đầu tư dài hạn và không chịu áp lực về thời gian sử dụng.

- Nguồn vốn này thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo ra sự an toàn, uy tín trong doanh nghiệp.

- Nguồn vốn này tạo ra khả năng huy động để tiếp nhận các nguồn vốn khác.

- Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng hợp pháp là nguồn vốn doanh nghiệp chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian cụ thể và phải hoàn trả cho người sở hữu. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thuê tài sản và các nguồn chiếm dụng hợp pháp.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là vốn vay ngân hàng. Ngân hàng thương mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và quy mô mà doanh nghiệp có nhu cầu. Nguồn vốn này có những ưu điểm sau:

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc đầu tư.

- Thời hạn vay đa dạng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.

- Chi phí sử dụng vốn vay tương đối ổn định nên doanh nghiệp có thể xác định chi phí sử dụng một cách thuận lợi và chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh.

Ngân hàng không can thiệp vào quá trình quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn vay nên khi sử dụng nguồn vốn này ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc phải có uy tín để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Tín dụng thương mại là nguồn vốn hình thành trong quan hệ mua bán chịu vật tư, hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là nguồn vốn ngắn hạn và được thực hiện giữa các doanh nghiệp khi có sự tín nhiệm và cung ứng thường xuyên về vật tư hàng hóa. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cầu phải có sự cho phép của luật pháp và muốn thu hút vốn qua kênh này đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

Thuê tài sản là hình thức doanh nghiệp bổ sung thêm năng lực kinh doanh bằng cách thuê quyền sử dụng tài sản của người cho thuê. Doanh nghiệp được quyền sử dụng tài sản thuê trong một thời gian đã thỏa thuận và trả cho người cho thuê một số tiền nhất định gọi là giá cả của việc sử dụng tài sản thuê. Tùy theo nhu cầu và thời sản sử dụng tài sản doanh nghiệp có thể thuê hoạt động hay thuê tài chính. Thuê tài sản có các ưu điểm sau:

- Doanh nghiệp tránh được các rủi ro do lạc hậu về công nghệ và có thể hoàn trả tài sản thuê trước kỳ hạn.

- Doanh nghiệp được hưởng lợi từ lá chắn thuế vì chi phí thuê được tính vào chi phí kinh doanh nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các nguồn chiếm dụng hợp pháp là những khoản vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian, sau đó hoàn trả, thanh toán cho người sở hữu và có chi phí sử dụng bằng không. Nguồn vốn này bao gồm tiền lương phải trả, bảo hiểm xã hội phải thanh toán, tiền thuế phải nộp và các khoản phải thanh toán khác,… Nguồn vốn này có những ưu điểm sau:

- Giải quyết phần nào nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình kinh doanh.

- Chi phí sử dụng bằng không.

- Căn cứ vào phạm vi tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn này được hình thành từ trích lập lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, quỹ khấu hao.

- Nguồn vốn bên ngoài: Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng ngân hàng, các khoản phải thanh toán,…

- Căn cứ vào thời gian tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm: Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

- Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: Nguồn vốn này bao gồm tín dụng thương mại, các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thuế; tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả khác,…

- Nguồn vốn dài hạn: Nguồn vốn này bao gồm tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cấu trúc nguồn tài trợ về khái niệm về cấu trúc nguồn tài trợ, đặc điểm của các nguồn vốn tài trợ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Cấu trúc nguồn tài trợ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các môn học của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm