Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chế độ lưu thông tiền kim loại

Chế độ lưu thông tiền kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chế độ đơn bản vị

Đây là chế độ tiền tệ chỉ sử dụng một kim loại làm vật ngang giá chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các kim loại được chọn làm bản vị cũng thay từ kim loại kém giá đến kim loại quý.

Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên ở La Mã và suốt thời kỳ chế độ phong kiến, đồng được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ nhiều nước; bạc được chọn phổ biến từ trong thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản đến nửa sau thế kỷ 19; vàng được áp dụng lần đầu tiên ở Anh từ cuối thế kỷ 18.

Chế độ song bản vị

Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung. Khi chủ nghĩa tư bản mới phát triển, khối lượng sản xuất tăng nhanh mặc dù bạc đang được sử dụng phổ biến trong lưu thông với vai trò tiền tệ nhưng giờ đây những giao dịch lớn người ta có xu hướng sử dụng kim loại quý hơn, vàng dần dần đã chiếm được vị trí tiền tệ.

Sự tồn tại cả vàng và bạc trong giao dịch đã áp dụng phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 19 tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Mỹ, Ý. Sự tồn tại cả vàng và bạc trong lưu thông dẫn đến tình trạng tồn tại hai hệ thống giá cả và nhà nước phải ấn định một tỷ lệ giữa vàng và bạc làm cơ sở cho các giao dịch. Ví dụ: Thời kỳ đế quốc La Mã tỷ lệ chuyển đổi giữa vàng và bạc là trong biên độ 1/14 -> 1/16. Tại Mỹ vào cuối thế kỷ 18 tỷ giá vàng/bạc là 1/15.

Việc quy định tỷ giá pháp định giữa vàng và bạc được nhà nước cố định trong một khoảng thời gian nhưng trên thị trường thì quan hệ tỷ lệ giữa vàng và bạc do quy luật giá trị phân phối vì vậy luôn có sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường. Sự chênh lệch này làm xuất hiện hiện tượng đổi chác để tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác nhau.

Điều này dẫn đến trong lưu thông chỉ xuất hiện những kim loại được luật pháp định giá cao hơn giá trị của nó trên thị trường còn những kim loại được luật pháp định giá thấp hơn giá trị của nó trên thị trường sẽ bị rút khỏi lưu thông để cất trữ. Đây gọi là hiện tượng “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt”. Đây là quy luật của Gresham, nội dung của nó như sau: Khi trong nền kinh tế có hai đồng tiền cùng lưu thông có cạnh tranh với nhau thì một đồng tiền vì lý do nào đó được ưa chuộng hơn đồng tiền kia dẫn đến xu hướng biến ra khỏi lưu thông, còn đồng tiền kém được ưa chuộng gọi là đồng tiền xấu dẫn đến vẫn tiếp tục một mình các trao đổi.

Hiện tượng Gresham cho thấy một khi nhà nước không có khả năng chống lại tác động tự phát của quy luật giá trị thì chế độ song bản vị không thể tồn tại, để cuối cùng bị phá vỡ nhường chỗ cho chế độ bản vị vàng.

Chế độ bản vị vàng

Đây là chế độ tiền tệ trong đó vàng được chọn làm kim loại tiền tệ. Chế độ bản vị vàng được xem là hình thái cổ điển của chế độ tiền đúc bằng vàng. Chế độ bản vị vàng có ba đặc điểm:

- Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước quy định. Điều này có tác dụng điều tiết tự phát khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Các loại dấu hiệu giá trị lưu hành song song với vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng theo giá trị danh nghĩa. Điều này làm cho dấu hiệu giá trị không bị mất giá trong quan hệ với vàng đồng thời hạn chế khả năng lạm phát tiền dấu hiệu.

- Vàng được tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương, dịch vụ quốc tế và xuất khẩu tư bản phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói chế độ bản vị vàng được coi là chế độ tiền tệ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh do vàng là kim loại có giá trị cao. Mặt khác, chế độ tiền tệ này đem đến sự ổn định cao cho lưu thông tiền tệ. Góp phần không nhỏ cho sự phát triển vượt bậc của các nước tư bản trên các phương diện sản xuất – lưu thông hàng hóa, tài chính - tín dụng, ngoại thương và quan hệ hợp tác quốc tế khác.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản đã đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng phần lớn thị trường này nằm trong các nước tư bản như Anh, Nga, Pháp…Vì vậy, khi mâu thuẫn giữa các nước này nảy sinh, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, chính phủ các nước đã vay tiền từ các ngân hàng trên cơ sở đảm bảo giả là kỳ phiếu ngân sách, làm cho tính chất ổn định của tiền dấu hiệu bị giảm sút. Từ nhiều nguyên nhân, chế độ bản vị vàng lúc này bị sụp đổ do các đặc điểm của chế độ tiền tệ này lần lượt bị xóa bỏ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chế độ lưu thông tiền kim loại về đặc điểm của chế độ đơn bản vị, chế độ song bản vị và chế độ bản vị vàng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Chế độ lưu thông tiền kim loại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm