Các hình thức bán hàng
Các hình thức bán hàng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các hình thức bán hàng
Chức năng chính của bán hàng là luân chuyển hàng từ nhà cung ứng, sản xuất đến khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất hoặc nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, do đó, tuỳ thuộc vào mục đích và hiệu quả của quá trình luân chuyển mà có các hình thức bán hàng khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích và hiệu quả của quá trình luân chuyển hàng hóa mà có các hình thức bán hàng khác nhau. Có thể nêu ra một số hình thức bán hàng chủ yếu sau:
Phân loại theo quy mô bán hàng
Bán lẻ: Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đặc điểm của hình thức bán hàng này thể hiện qua chủ thể bán hàng chính là các chủ cửa hàng bán lẻ hay nhân viên quầy hàng và đối tượng mua hàng bao gồm các cá nhân với tính chất mua hàng để thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc hộ gia đình. Mặt khác, trong hình thức bán hàng này số lượng sản phẩm mỗi lần mua ít, mức độ trung thành với nhãn hiệu sản phẩm thấp và hành vi quyết định mua hàng nhanh chóng.
Bán buôn: Bán buôn là hoạt động bán hàng nói chung, thường nhằm thoả mãn nhu cầu kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận của khách hàng. Đặc điểm của hình thức bán hàng này thể hiện qua chủ thể bán hàng gồm các nhà phân phối, các đại lý cấp 1, cấp 2 và đối tượng mua hàng thường là các cửa hàng bán lẻ, nhà buôn trung gian đồng thời tính chất mua hàng là để bán lại kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mỗi lần mua nhiều, mức độ trung thành với nhãn hiệu sản phẩm cao và hành vi quyết định mua hàng chậm - kỹ lưỡng cho lần đầu và nhanh cho các lần sau đó.
Phân loại theo cách thức bán hàng
Việc bán buôn hay bán lẻ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể nêu trên có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, có cách thức mang tính truyền thống, có cách thức mang tính hiện đại, cụ thể như sau:
Bán hàng trực tiếp: Bán hàng trực tiếp là hoạt động bán hàng được thực hiện qua giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đặc điểm của hình thức bán hàng này thể hiện qua chủ thể bán hàng là các nhân viên bán hàng, đối tượng mua hàng là các cá nhân hoặc tổ chức, tính chất mua hàng dùng để tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ hoạt động của tổ chức, tuy nhiên thỏa mãn nhu cầu cá nhân là chủ yếu. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm mỗi lần mua thường ít, mức độ trung thành với nhãn hiệu không cao và hành vi quyết định mua hàng là nhanh chóng.
Bán hàng theo hợp đồng: Bán hàng qua hợp đồng là hình thức bán hàng được thực hiện qua hợp đồng ký kết giữa các bên. Đặc điểm của hình thức này là chủ thể bán hàng gồm các tổ chức và cá nhân, đối tượng mua hàng cũng vậy. Bên cạnh đó, tính chất mua hàng thường mua để sản xuất hoặc bán lại, số lượng sản phẩm mỗi lần mua thường nhiều, đồng thời mức độ trung thành với nhãn hiệu rất cao và hành vi quyết định mua hàng chậm, thường qua nhiều khâu.
Bán hàng qua điện thoại: Bán hàng qua điện thoại là hình thức sử dụng điện thoại để bán hàng. Đặc điểm của hình thức này thể hiện qua chủ thể bán hàng là các nhân viên của tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp đứng ra bán, đối tượng mua hàng cũng có thể là các tổ chức hay cá nhân và tính chất mua hàng dùng để sản xuất, bán lại hoặc tiêu dùng. Mặt khác, số lượng sản phẩm mỗi lần mua tuỳ thuộc vào giá trị hàng hoá, mức độ trung thành với nhãn hiệu thấp và hành vi quyết định mua hàng chậm.
Bán hàng qua Internet và mạng xã hội: Bán hàng qua Internet và mạng xã hội là hình thức bán hàng qua nền tảng là Internet, thông qua quảng cáo và báo giá trên mạng, khách hàng gọi điện thoại đặt hàng hoặc đặt hàng trực tiếp trên mạng và nhà cung ứng giao hàng đến tận nơi cho khách hàng. Hiện nay, mạng xã hội trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người sử dụng. Mạng xã hội là các dịch vụ dựa trên Web mà cho phép các cá nhân (1) xây dựng hồ sơ công khai hoặc bán công khai trong một hệ thống được giới hạn, (2) khớp nối một danh sách những người sử dụng khác cùng chia sẻ sự kết nối với họ, và (3) xem và lướt qua các danh sách các kết nối của họ và của những người khác trong cùng hệ thống. Mạng xã hội cho phép sáng tạo và tăng cường các mối quan hệ tình cảm hoặc sự gắn kết trong các thành viên sử dụng hoặc giữa các mạng lưới quản lý thương hiệu. Những người sử dụng mạng xã hội có thể có được nhiều thông tin trên trang cá nhân của họ như cập nhật các đăng tải của bản thân và bạn bè hoặc thể hiện sự yêu thích nhãn hiệu nào đó. Đồng thời người sử dụng mạng xã hội cũng có thể nhận được lời mời để trở thành người yêu thích (fans) của các thương hiệu cụ thể. Vì vậy MXH không chỉ là mạng lưới thể hiện các mối quan hệ mà còn là mạng lưới của các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng và giữa các thương hiệu với nhau.
Mạng xã hội đóng vai trò là nền tảng cho phép phát triển mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và khách hàng, thu hút đa dạng người dùng đến từ những quốc gia khác nhau, mạng xã hội có rất nhiều tiềm năng cho các hoạt động quảng cáo và cần được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, với khả năng cho phép người dùng trao đổi, chia sẻ, tìm kiếm cơ hội từ cộng đồng mạng mạng xã hội cũng cần được chú ý với những nỗ lực marketing phù hợp. Hiện nay, mạng xã hội đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung và là nơi mà các doanh nghiệp đang hướng sự chú ý đến để thu hút khách hàng. Tính đến tháng 1 năm 2018 các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay trên toàn thế giới có thể kể đến như Facebook, YouTube, WhatsApp, Wechat… Số lượng người sử dụng MXH Facebook là 2167 triệu người, YouTube là 1500 triệu người, WhatsApp là 1300 triệu người, và Wechat là 980 triệu người. Ra mắt từ năm 2004, Facebook hiện tại là MXH được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 22,9% dân số toàn cầu. Các quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất bao gồm Ấn Độ đứng đầu với 250 triệu người sử dụng, tiếp theo là Mỹ, Brazil, Indonesia, Mexico, Philippines. Việt Nam với số người sử dụng tính đến đầu năm 2018 đã lên tới khoảng 55 triệu người và đứng thứ 7 trong số các quốc gia có số người sử dụng nhiều nhất của Facebook (http://www.statista.com). Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả chọn MXH Facebook, MXH có số lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới và kể cả ở Việt Nam để tiến hành thực hiện nghiên cứu khảo sát người sử dụng
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức bán hàng về đặc điểm của việc bán hàng qua Internet và mạng xã hội, qua điện thoại, bán hàng trực tiếp và bán hàng theo hợp đồng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức bán hàng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.