Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thương lượng

Là hình thức các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận một biện pháp giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba.

Nếu các bên đạt được thỏa thuận, thỏa thuận này được xem như một hợp đồng, là sự thống nhất ý chí của các bên, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện thỏa thuận đó.

Thương lượng là phương thức phổ biến thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Phương thức này từ lâu đã được giới thương nhân ưa chuộng, vì nó đơn giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và nói chung không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được các bí mật kinh doanh.

Bản chất của thương lượng được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất, các bên tự giải quyết gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận… mà không cần thông qua bên thức ba trợ giúp.

- Thứ hai, quá trình thương lượng không chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp luật.

- Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý bảo đảm.

Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba, hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kinh doanh.

Bên trung gian không đưa ra bất kỳ quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp hoặc đề nghị các giải pháp và thuyết phục các bên lựa chọn.

Hình thức hòa giải không do một cơ quan Nhà nước nhất định tiến hành mà có thể là tổ chức hoặc cá nhân nào đó do các bên thống nhất lựa chọn, pháp luật không qui định cụ thể.

Cũng như thương lượng, hòa giải là biện pháp tự nguyện nhưng có sự tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Bên thứ ba này không ở vị trí xung đột lợi ích đối với các bên hoặc không có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bên trong các vụ việc đang có tranh chấp.

Bên thứ ba làm trung gian hòa giải không phải là những đại diện bất kỳ của bên nào và cũng không có quyền quyết định, phán xét như một trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc).

Bên thứ ba làm trung gian hòa giải thường phải là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến các tranh chấp phát sinh.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại về các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận một biện pháp giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm